Thoạt mở cửa bước vào, tôi thấy ông nằm thẳng trên giường, tấm chăn mỏng phủ tới ngực. Tấm chăn dường như cao ngang với mặt giường, vì toàn thân ông già gầy guộc, còm cõi. Bàn chân khẳng khiu thò ra khỏi chăn, để lộ một khúc xương ống bọc da nhăn nheo. Oâng Lành đấy ư? Vào năm một ngàn chín trăm năm mươi hai, tại Base Ecole Nha Trang, trong căn phòng lớn trông ra biển, cận con đường từ Nha Trang đi Cầu Đá, phòng nầy được Trung Uùy Fatio chọn lựa, dành cho các khóa sinh hoa tiêu Khóa 2. Fatio, một trung úy Không Quân Pháp được đặc trách mở các khóa huấn luyện hoa tiêu đầu tiên cho người Việt. Cả Việt lẫn Pháp, không ai tin dân "An-nam" có thể lái máy bay được: tụi dân hậu tiến, ngu dốt, đến cái ô tô còn lúng túng thì…Fatio bất mãn lắm, tụ tập được một số huấn luyện viên ô tạp, lập nên cái Eùcole de Pilotage tại Nha Trang. Khóa 1 Hoa Tiêu đã ra trường, thành công mỹ mãn. Các phi công tiền phong sau này có tiếng tâm trong Không Lực như: Nguyễn Ngọc Oánh, Võ Dinh, Vũ Văn Ước, Phạm Long Sửu, Từ Bộ Cam, Nguyễn Kim Khánh, Nguyễn Thế Anh, Dương Thiệu Hùng, Bùi Quang Các, Võ Phước, Nguyễn Thanh Tòng, Nguyễn Mạnh Bổng… Lúc Khóa 2 chúng tôi bắt đầu thì các vị đàn anh này đang chờ để được bổ nhiệm về các phi đoàn quan sát đầu tiên. Sáng thứ bảy, trời mưa tầm tã, nhìn qua cửa sổ biển Đông sám ngắt buồn tẻ. Chúng tôi bứt rứt như những con thú còn mạnh gân cốt bị giam trong cũi. Vũ Thượng Văn thư xinh đẹp trai, thằng mô-ni-tơ La Perche-tên thật là Percherancier-béo tròn gọi Văn là pin-up boy. Nguyễn Văn Lượng trông chắc chắn, bình tĩnh, hay ca một mình bản "Bóng Chiều Xưa" của Dương Thiệu Tước. Nguyễn Khắc Ngọc tự là "Ngọc chọc" hay cười ruồi, tóc cắt ngắn (dĩ nhiên). Nguyễn Bá Thọ, biệt danh "Cụ Bá" có cái radio nhỏ hiệu Lemouzi. Và một số binh bớp mới nhập ngủ như Biện (mặt hơi dài), Nhân lé, Hội, Phong, Cơ, Cư và Ve-Chai. Chúng tôi xuất thân từ Nam Định, Thủ Đức, vẫn tự cho là lính tài tử, đếch phân biệt cấp bậc nên cả đám khóa sinh hoa tiêu thường giao du thân mật lắm. Võ Xuân Lành, da ngăm đen, ít nói, hay ti tỉ huyết sáo miệng một bài không tên. Anh là dân miền Nam chính cống, lọt vào chỗ giữa một bầy đa số Bắc Kỳ rau muống, mới đầu cũng nghi kỵ lắm. Thời gian sau, chắc thấy bọn Bắc Kỳ cũng nhiều tác phong ba-la-tếu, không thâm hiểm, nên chơi được, nên Lành cũng cởi mở vui vẻ hơn tuy vẫn thận trọng kín đáo. Có lẽ bản tính giời sinh hay có tâm sự riêng gì đó chăng. Oâng Lành cùng học với tôi và Biện, Hội một thầy: tên Tocken, người gốc Ba Lan, từng lái khu trục Spitfire. Tocken không cao lắm nhưng thân hình to lớn lực sĩ, ăn mặc luộm thuộm, lúc nào mồ hôi cũng ướt đầm, dưới đất hiền khô, lên trời thì nóng nảy và thô lỗ, nên người ta gọi hắn là tốc kê. Nghe nói hắn từng bị thương trong một trận không chiến, một mảnh đạn trong đầu nên hơi khùng. Tocken rất thích chó, lúc đi ăn thế nào cũng để dành một ít đồ ăn cho chó: có một chị chó hoang (trong phi trừơng rất nhiều chó hoang) được Tocken mang về nuôi nấng, chăm sóc cẩn thận. Hắn ta có tình gia đình rất mạnh, chúng tôi thường thấy hắn mặc áo len tuy trời rất nóng. Hỏi ra thì được biết cái áo len dày cổ chui đó do vợ Tocken đan từ bên Tây, gửi cho ông chồng viễn chinh xa xôi nên hắn mới mặc bất kể thời tiết. Oâng Lành có khiếu bay nên Tocken có vẻ ưng, ra dáng tương đắc lắm. Có bửa hai thầy trò đi dượt vùng Ba Ngòi, Tocken kiếm sân đáp xuống khơi khơi, thì ra hắn ta đau bụng. Lúc về, ông Lành đùa giai, nhất định ghi hai đáp, làm anh này sợ tội đáp lang thang, phải năn nỉ rồi dơ nắm tay dọa mới thôi. Thấém thoát hơn nửa năm tới thì mãn khóa, chỉ có Nguyenã Ngọc Thụ bị loại vì không tìm thấy sân bay DaLat trong chuyến du hành. Nguyễn Ngọc Thụ là cựu sĩ quan an ninh, có khẩu súng ngắn nhỏ, Fatio cũng biết tiếng và anh em cũng hơi nể. Cả khóa 2 được chia cho các Phi Đoàn 1 và 2 Quan Sát mới thành lập, do hai đại úy Pháp là Cottet và Rohner chỉ huy. Các phi đoàn này sau giao lại cho Đại Uùy Nguyễn Ngọc Oánh và Nguyễn Văn Lượng. Tôi nhớ Cottet thường nói: các anh may mắn hơn chúng tôi là được phục vụ trong một quân đoiä trẻ trung đang bành trướng, sẽ tiến rất xa hơn chúng tôi ở trong một quân đội già nua. Câu nói này thật đúng. Các sĩ quan khóa 2 sau này tiến lên nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng. Thời gian đó mỗi người một phương, tôi ít co dịp tiếp xúc với ông Lành. Tôi chỉ riêng cảm thấy ông ít thích hợp với các chức vụ tham mưu. Mà vẫn nhìn thấy ở ông con người bay bổng, chỉ thoải mái khi nắm cần lái phi cơ, chỉ thích thú với bộ đồ bay ở ngoài phi đạo, mà gượng ép trong bộ đồ lớn, miễn cưỡng trong nghi lễ quân cách. Oâng thích giao thiệp trực tiếp với giới bay bổng, với các cấp nhỏ hơn. Thích ngồi ghế đẩu nhậu la de, chiều đá banh hì hục ngoài sân cỏ. Ít lui tới chốn ăn chơi phù phiếm, khiêu vũ, phòng trà. Cuộc sống thật đạm bạc không xa hoa. Lúc Không Quân Việt Nam chế tạo và ráp chiếc phi cơ nhỏ, ông luôn luôn theo dõi và đòi bay thử trước tiên. Một ngàn chín trăm tám mươi hai. Ba mươi năm rồi. Chóng thật ! Thật hay mơ ? Sân khấu cuộc đời-hay nhỏ hơn, sân khấu Không Quân-như mới mở màn ngày hôm qua. Người ta đội mũ, đeo râu. Người mũ cao, áo dài tiền hô hậu ủng. Vai anh hùng, vai hề, vai nịnh. Các vai sĩ, tốt chết lăn lóc thảm thương. Nay, màn hạ rồi: hia, mão, gươm, đao vất ngổn ngang trên sân khấu. Ba mươi năm, một nửa cuộc đời, hay là cả một cuộc đời qua đi ngắn ngủi , như một thoáng mơ ! (Nồi Kê Vẫn Chưa Chín). Anh Võ Xuân Lành nằm kia, gần như bất động. Đầu như nhỏ lại, vài sợi râu thưa, mắt hé mở. Tinh thần còn minh mẩn, anh kể, giọng nói nhỏ, tôi phải lắng nghe. Từ hồi tháng 3, anh bổng thấy ngày một mệt mõi, rồi mất cân. Chỉ trong vài tuần, đang cân nặng gần 150 xuống còn 100 lbs. Vào nhà thương khám nghiệm cẩn thận thì anh được biết là bị ung thư xương. Không tin tưởng ở phương pháp chữa trị của Hoa Kỳ, anh xuống vùng Los Angeles theo chữa Linh Mục Trác, người Việt đã từng chữa khỏi nhiều trường hợp nan y . "Hôm nay, tôi bắt đầu khổ hạnh, anh Lành nói :cơm gạo lức muối mè. Không trái cây, không rau tươi, nước uống hạn chế tối đa. Tôi còn may mắn được nhờ bà nurse đây…(chị Lành kê thêm gối cho anh nằm cao lên, đút một thìa cơm gạo lức. Anh nhai chậm rãi miếng cơm khô khang. Anh thèm gì nhứt ? Thuốc lá. ( Cấm tuyệt đối ). Tôi hỏi anh có nghĩ một lý do nào đưa tới nong nổi này? "Tại mình. Lúc có sức thì phung phí quá độ. Từ sáng sớm đi làm, chỉ một ly cà phê đen, lai rai tới trưa, cũng cà phê đen. Cả buổi trưa, đôi khi cũng quên luôn mà cứ cà phê và thuốc lá, rất nhiều thuốc lá. Lúc có phong độ thì quá ỉ i." Anh lý luận giãn dị như vậy. Trước khi ra về, tôi hỏi : "Oâng Lành còn nhớ thằng mô -ni -tơ Tocken không ?" Anh đáp : "Vẫn nhớ". Giọng nói còn lạc quan, đượm chất humor. Biết đâu Trời thương. Mà lần sau tới thăm anh lại thấy đang ngồi cạnh bàn vuôn mà xoa mạc chược ? Lúc đó sẽ kéo anh gia nhập đội túc cầu lão tướng của ông Kỳ.
Oâng Lành sẽ không bao giờ gia nhập đội túc cầu lão tướng của ông Kỳ nữa. Cũng không đánh cờ tướng, hút thuốc hay nhậu la-de. Oâng đã vĩnh viễn ra đi. Tiếc rằng, nếu biết trước sự ra đi chóng vánh như vậy, thà cứ để ông nhậu la-de, hút thuốc thỏa thích trong những ngày cuối.
Bài viết trên, xin được coi như một tưởng niệm tới một phi công tài giỏi, một cấp chỉ huy trong sạch của Không Lực Việt Nam. Cùng một thầy với tôi, có Lành,Biện và Hội. Thì Nguyễn Ngọc Biện đã bỏ mình khi lên tới cấp Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn oanh tạc cơ B-57 của Không Lực. Võ Văn Hội bị bắn nát bàn tay phải-bàn tay cầm lái-khi bay khu trục cơ A-1 Skyraider trên vòm trời lữa đạn Nam Việt Nam vào những năm chót của cuộc chiến. Cuộc chiến hào hùng 30 năm của chúng ta chứ không phải "cuộc chiến mười ngàn ngày" của mấy nhà sản xuất và phóng viên Mỹ thiên lệch và bất lương.
Tôi hy vọng sẽ trở lại với Biện, Hội, trong một dịp khác.
T.C.