ĐÁM CƯỚI MIỀN QUÊ

Sau khi ra khỏi nhà tù, nơi định cư của tôi là một xóm nhỏ miền quê Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy đó là quê hương thứ hai của gia đình tôi, nhưng đó là nơi tôi sinh sống lâu nhất trong thời gian trước và sau 1975, không vì một sự lựa chọn nào khác hơn là vì lý do mưu sinh. Tuy chúng tôi xuất thân từ một gia đình địa chủ, nhưng ruộng đất nay đã thuộc người khác, qua luật Người Cày Có Ruộng đã biến tôi thành người cày không ruộng, qua quá trình đỗi đời dưới chế độ XHCN nên đất đai đã thành tài sản của nhân dân, nên tôi trở thành một người làm công cho nhân dân. Tuy vậy, trong xóm tôi ở, mọi người đều biết đến tôi về nhiều mặt. Trước tiên, tôi dạy kèm cho các trẻ thích học thêm về Anh ngữ và các môn tầm thường khác của chương trình trung học, không lấy tiền thù lao, hay chỉ nhận quà tượng trưng như hột gà, trái cây mà nhà nghèo cũng có thể nhín ra đôi chút để gọi là trả lễ cho thầy. Rồi tôi hành nghề lang băm, coi mạch theo ta (xem mạch)mà cho thuốc theo tây (thuốc tây do bà con cho từ Pháp hay Mỹ, hoặc mua ở tỉnh mang về bán lại), nhưng cũng tiết kiệm rất nhiều cho đồng bào lối xóm. Đáng lý ra thì các nghề như vậy, một người ra tù dạng của tôi không nên làm, vì chế độ rất ngại quá khứ của tôi như vậy mà về sống ở trong ruộng đã là khả nghi rồi, nay lại hành nghề cần tiếp xúc với nhiều người thì các giới phản gián không mấy hài lòng. Tuy nhiên, tôi chưa khi nào bị cảnh cáo về việc này, và chính những người trong giới công an cũng thường cần đến tôi, chỉ vì thấy tôi thật lòng giúp đỡ bà con. Với một uy tín như vậy, trong xóm tôi, ai cũng gọi tôi bằng "dượng hai", vì trước khi tôi về, bà xã tôi được xóm giềng gọi là "cô hai nhà mới", là một cái chòi cất bằng cột củ của chuồng heo của cô em chúng tôi cho, cất giữa một thửa ruộng khơi khơi ngoài đồng. Chỉ trong vòng một năm, tôi đã tạo được thành tích mà tôi tự đặt cho mình:"người cần ta hơn là ta cần người", vì lúc đó tôi đã được các bạn củ của trường Võ Bị Không Quân Pháp tiếp tế qua Hội Aùi Hữu của trường, mỗi tháng 1200 francs (gần $300), tạm sống cũng khá. Do đó, tuy việc làm ruộng rẫy chẳng được bao nhiêu mà nhà tôi lúc nào cũng thảnh thơi, không có gì phải lo túng thiếu. Xóm trên xóm dưới đều mời mọc tôi dự các thứ lễ lạc trong xóm, đám giổ, đám cưới họ đều mời tôi và cố ép tôi uống rượu. Nhờ vậy, tôi bạo dạng viết ra đây về đám cưới miền quê của tôi để nhớ lại những vui buồn khi còn chân ướt chân ráo hội nhập vào xã hội XHCN.

Cưới gả là dịp vui mừng của một gia đình. Chủ nhà mời xóm giềng, bà con xa gần đến dự là để chia sẽ sự vui mừng đó. Tôi chưa có dịp dự lễ gả con gái, gọi là "vu qui", nên không biết họ làm như thế nào, mà cũng không biết "vu qui" có nghĩa gì, vì đây là chữ Hán. Quê tôi ở không thấy gì khác biệt lắm so với lễ "thành hôn". Có khác chăng là những thủ tục xẩy ra trong các gia đình suôi gia mà tôi chưa được vinh hạnh làm suôi nên không rành.

Thường thì lễ vu qui, gả con gái cho về nhà chồng, được tổ chức sớm ngày hôm trước ngày rước dâu. Bên đàn gái mời xóm giềng một bửa cơm để thông báo cho mọi người là ngày mai đưa dâu . Bà con tụ tập cùng chia sớt cực nhọc chuẩn bị tiệc tùng và chuẩn bị đưa dâu, tiếp rước đàn trai khi họ đến, và còn cử người để đứng ra đối đáp với đối tượng mình bên phía đàn trai.

Chuẩn bị tiệc tùng ở miền quê, họ đã nghĩ đến từ lâu. Bao nhiêu con heo, con bò, con gà con vịt, họ đều nuôi trước để đúng ngày mở tiệc các con súc sinh ấy phải được vừa để làm thịt. Họ có thể giao cho nhà này nuôi con gì, nhà khác nuôi thứ khác trong vòng bà con. Họ có thể đặt những người trong lối xóm có giống gà giống vịt gì ngon để nhờ nuôi cho kịp chương trình của họ, và thường có đặt cọc trước để giúp những gia đình nghèo phải gánh vác việc này. Và vài ba ngày trước khi làm thịt, các súc sinh được chuyển đến nhà chủ lễ. Nhiều khi, các đạo chích chờ đợi cơ hội tốt này hốt nguyên ổ mang về tỉnh hay đô thành Saigon mà bán lấy tiền. Trường hợp này rất khó xử, vì không còn thì giờ để mua sấm cho kịp, mà chỉ xuống chợ quơ quào, có gì mua nấy, tức nhiên là không được vừa ý rồi. Những gia đình tương đối khá giả thường nuôi chó rất nhiều, nên việc mất cấp ít khi xảy ra, chỉ trừ những người trong gia quyến tham lam thì khó mà chống đở.

Rượu là một thứ phải đặt trước ở một lò rượu ngon. Trong đám cưới, bạn có thể dùng một thứ rượu, nghĩa là một lò sản xuất. Còn trong đám giổ, thì mỗi người đàn ông đến dự đều mang theo một lít rượu trắng (còn gọi là rượu đế), rồi khi vào tiệc, uống hết chai này đến chai kia, chai thì lạt, chai thì nồng, hên xui may rủi, gặp gì uống nấy, chủ yếu là không say không về mới gọi là tình thăm.

Mời khách tham dự gồm nhiều thành phần khác nhau:

  1. Khách giúp đỡ trong việc dọn bàn dọn ghế, nghĩa là đi khắp xóm mượn bàn mượn ghế rồi khiêng về sắp xếp trong mái hiên đang được cất lên. Sau lễ sẽ khuâng đi trả đúng nơi mình mượn.
  2. Một toán khác lo việc cất dựng mái hiên trước nhà chủ, trang hoàng cổng chào để chữ VU QUI hay THÀNH HÔN, trình bày các chậu kiểng mượn từ nơi khác đến. Trang hoàng bàn thờ nơi làm lễ với tổ tiên.
  3. Một toán khác là chuyên viên nấu tiệc, đàn ông có, đàn bà có, và họ bắt đầu sớm khi phải làm cac thứ dưa chua, nồi hầm cho rụt…(Có khi những thứ thức ăn làm trước này cũng bị đánh cấp ngày hôm trước.). Họ giết heo giết gà vịt. Họ làm thức ăn cho người thường, cho người già, cho người ăn chai. Không cần biết sự kết hợp giữa các món ăn ra sao, nghĩa là phải có đủ thứ này nọ theo ý nhả chủ, và ước lượng bao nhiêu phần ăn.

Những người đến giúp cho buổi lễ có thể lên đến 30 hoặc 40 người. Những người này ăn trong ba ngày liền, tiên, chánh, và hậu. Họ rất vui vẻ với nhau, chẳng những trong tình láng giềng mà họ còn có cơ hội gần gũi những gái trai trong xóm, tối lại ca hát vui chơi, có khi dắt nhau ra bờ ruộng hay vào bãi lá rụn dưới gốc cây to để hú hí tình tứ mà cha mẹ không hay biết gì. Và nhà chủ phải dự trù nuôi họ đàng hoàng , còn cám ơn bằng cho chút gì để họ mang về nữa. Aáy vậy mà họ tính chẳng đắt hơn làm một đám ngoài thành phố, lại có nhiều tình nghĩa xóm giềng hơn.

Khách mời đến dự tiệc cưới chỉ được mời trước chừng một tuần lễ. Oâng chủ nhà đi từ xóm trên đến xóm dưới từ một điểm mốc nào đó, nghĩa là từ nhà ông A ở xóm trên trở lại là mời hết, không sót một ai, thân cũng mời, không thân cũng mời, miễn là khi họ nhận đi là ghi vào . Đến xóm dưới cũng vậy, từ nhà ông B trở về là mời hết. Tuy vậy, những bạn thân ở các nơi khác, không thuộc trong xóm, thì được mời theo một danh sách riêng. Những người này đến dự tiệc là một vinh dự cho nhà chủ, và họ đều mang theo một bao thơ đựng tiền mặt để giao cho nhà chủ khi họ nhập tiệc.

Trong tiệc cưới ở miền quê, ngoài việc ăn nhậu là phổ biến, còn việc văn nghệ thì rất ít khi có ca nhạc, nhảy đầm, ngâm thơ. Nhưng trong những nhà khá giả, thường có một nhóm cổ nhạc đến giúp vui trong đêm trước ngày lễ chính, để cho những người phục dịch chung vui với nhau. Họ thường ca vọng cổ, nhập chung với chương trình tân nhạc bỏ túi, nghe không ra chi, nhưng đầy tình tứ và vui vẻ. Nhất là khi có một nữ nhân lên ca hát thì thêm phần náo nhiệt, dù hay dù dỡ thế nào cũng được vổ tay và đòi hát nữa. Sau này, họ có dàn máy phóng thanh âm vang cả xóm, nghe rất ồn ào, cọng thêm những tiếng thét nhức óc từ các loa kém cỏi nhưng họ mở tối đa. Nhiều khi, những buổi vui nhộn này lại thu hút quá nhiều người trong xóm, cũng như những khi họ đến tụ tập một nhà khá giả nào đó trong xóm để xem đá bóng, thì bỏ nhà không ai coi, nên thường bị trộm cấp.

Các tiệc cưới bên đàn gái được tổ chức ngày tiên, trước ngày đưa dâu về nhà chồng. Đến ngày chính đưa dâu thì chỉ có tiệc trà sơ sài để đãi bên đàn trai khi họ đến rước dâu.

Tiệc cưới bên nhà trai thì chờ rước dâu về rồi, làm lễ lạy ông bà xong, mới có thể bắt đầu.

Những khách được mời biết lúc nào phải đến. Họ thường rủ nhau trên đường đi đến nhà có lễ, kêu nhau ơi ới để cùng đi, hầu ngồi chung một bàn, cùng nhau chén tạc chén thù. Khi đến nơi, họ vào ngồi một bàn để uống trà chờ đợi chủ nhà sắp xếp bàn cho họ ngồi. Khi có bàn ăn sẵn sàng, và bàn ngồi chờ đợi đã đủ 10 người, thì nhà chủ mời mấy người đó vào ngồi chung mâm. Thường thì các phái nữ có chỗ ngồi riêng, trên ván ngựa. Các ông thì thường phải biết nhậu, trừ ăn chay thi ngồi riêng mâm chay. Khi trong bàn chờ không còn chỗ ngồi thì khách đến sớm phải chờ ngoài đường, dụm năm dụm ba ở gốc dừa gốc ổi mà nói chuyện. Đợi khi nào thấy có chỗ trống, họ mò vào uống trà, không ai phải mời mọc gì cả. Bởi vậy, nếu không rủ bạn quen cùng đi thì khi nhập tiệc có thể bạn sẽ ngồi với những người bạn chẳng thích lắm. Trong lúc ăn thì chủ đến bàn mời ly rượu đầu tiên với mọi người và cám ơn đã đến dự. Vì phần đông là láng giềng, nên không cần giới thiệu cô dâu chú rễ gì cả. Sau khi ăn xong, mỗi người đánh giá bửa tiệc qua số tiền mặt họ bỏ vào phong bì góp lại đưa cho người phụ trách chiêu đãi, thường là con cả hoặc con thứ trong gia đình. Ngoài thành phố, khách chỉ đi chừng 5 hay 10 đồng bạc, nhưng trong thôn thì thường là 20 hoặc 30 đồng bạc sau này. Aên ngon, trả nhiều, ăn dỡ sẽ trả ít. Gia chủ đều ghi lại số tiền khách đã đi, vì trên phong bì đều có đề tên khách, để sau này trả lễ đúng như vậy khi chủ được mời lại. Tôi ở đó ba năm, đi rất nhiều đám, nhưng tôi chưa mời một ai đến nhà dự đám, vì chưa cưới vợ cho con, mà không có gái để gả. Do đó phải nói là họ nợ tôi, chứ tôi không nợ họ. Cái khổ của tôi khi dự đám là bị ép uống rượu đế. Sở dĩ không uống là vì ngại bệnh chứ không phải chê rượu không ngon, vì họ thường bỏ thuốc sâu rầy vào rượu để làm cho rượu trong hơn. Có lần tôi mời một bợm nhậu tới nhà tôi mua thuốc cho vợ anh ta, tôi mời anh ta một ly rượu thuốc ngâm bằng rượu nước nhất, anh ta uống thấy ngon, nhưng vì nặng quá nên phát nức cục. Chừng đó anh mới hiểu tại sao tôi không uống rượu ở các đám tiệc, chứ không phải tôi khi dễ dân quê mà không chén tạc chén thù với họ. Nhà chủ đãi như vậy từ sáng đến tối cho đến khi hết khách mới thôi. Hai ba trăm thồi là chuyện thường.

Đám cưới không chỉ có rượu chè mới đáng nói. Bên cô dâu, nhất là trong đêm trước khi về nhà chồng, gia đình tụ tập biếu xéng cho nàng dâu có tiền về nhà chồng. Bà con có thứ bậc trong gia đình đều dạy khôn dạy khéo cho nàng dâu tránh những hiếp đáp bên chồng, làm sao mua lòng các mụ o em chồng, làm sao mua chuộc các tôi tớ bên chồng…Còn bên đàn trai thì chú rễ được dạy bảo, thứ nhất là đừng để mất mặt nhà mình, thứ nhì là làm sao sanh con đẻ cái để nối dõi tông đường. Những chuyện dí dỏm như kể lại hồi xửa hồi xưa, chú mầy cưới về một mụ mất trinh lúc nào không biết, bây giờ tao dạy cho mầy. Những chuyện hồi xửa hồi xưa đó, bây giờ có giá trị gì đâu, nhất là bên xứ Mỹ này, việc trinh tiết không còn quan trọng nữa. Tiếc thay!

Đến ngày cưới, theo tôi, vui nhất và tình tứ dân tộc nhất là khi thấy một đoàn người ăn mặc áo dài khăn đống đi trên bờ ruộng một dọc dài. Tôi thường đứng núp dưới hàng rào dâm bụt mà ngấm nhìn các cô dâu, các phù dâu, tay vịn áo dài cho khỏi bay cao đưa quần trắng mỏng ra ngoài. Tôi xem các chú rể sượng sùng trong bộ âu phục hoặc áo dài, nó cứng ngắc cứng còng như tượng gổ vì không quen. Nhưng nó ngộ nghễnh khi ta nhìn từ một người bàng quang. Chỉ ghét mấy con chó nhà tôi cứ sủa vang khi đoàn người đi qua. Tôi nhớ thuở xưa, ở quê tôi vùng hậu giang, thường tổ chức đám cưới bằng thuyền, loại ghe hầu sang trọng để rước dâu, có cả ghe bầu chở khách đàn trai một chiếc đàn gái một chiếc. Trên sông dài có cả chục chiếc ghe to, còn vui hơn các đám ở thành phố dùng xe hơi. Sau 1975, những cảnh đó không còn thấy nữa. Chỉ thấy một đoàn người đi trên bờ ruộng…có khi chẳng có một cái áo dài để mặc.

Mong sao đất nước ta giàu mạnh, con dân sống vui vẻ, để ít nhất trong đời có một lần thấy được hạnh phúc khi lập gia đình.

Tarin65

1