PHI ĐOÀN QUAN SÁT

Nguyễn Đức Ḥa

Bài này trích trong Bản Tin Không Quân của Hội Ái Hữu Không Quân Trung Cali tháng 4 năm 2002.

 

(Lời người viết: Anh Vơ Ư đang chuẩn bị một cuộc họp mặt của ngành QUAN SÁT, trong một buổi điện đàm với tôi, tôi có thể góp chút ít tài liệu để anh sửa soạn cho kỳ họp mặt.  Tôi viết ra đây để tặng anh Vơ Ư và để các bạn Không Quân khác muốn biết qua về Quân Sử K.Q.)

 

Năm 1951, một văn pḥng nhỏ lo việc thành lập KHÔNG QUÂN VIỆT NAM, do Lt Col KQ. Pháp tên Bles điều khiển.  Việc trước tiên là thành lập một Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân (Centre d’Instruction Áerien, gọi tắt là CIA) tại Nha Trang.  Thiếu Tá Chaussen chỉ huy trưởng, Thiếu Tá Dupuy coi Trường Kỹ Thuật, Trung Úy Fatio coi Trường Phi Hành.

 

Cuối năm 1951, Trường KQ mặc dầu chưa hoàn tất, nhưng tạm đủ cơ sở để huấn luyện 2 Khóa Phi Công, Quan Sát va Kỹ Thuật.  Huấn luyện ngay trên phi cơ quan sát Morane Saulnier 500, khóa 1 và khóa 2 cách nhau 3 tháng, để thành lập 2 Phi Đoàn Quan Sát và một Biệt Đội Quan Sát tại Bắc Việt (Phi Trường Bạch Mai tại Hà Nội).

 

Vào khoảng tháng 3 năm 1952,  Trung Úy NGUYỄN NGỌC OÁNH hướng dẫn các khóa sinh tốt nghiệp khóa 1 đến 21 GAOA* tại Tân Sơn Nhứt để tiếp nhận Phi Đoàn này và đặt tên là PHI ĐOÀN 1 QUAN SÁT.  Trung Úy OÁNH là vị chỉ huy trưởng PĐQS đầu tiên của KQVN, sau này đổi lại là PHI ĐOÀN 110. (Sau này là Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Huấn Luyện Không Quân).

 

Vào khoảng tháng 7 năm 1952, Trung Úy Vơ Dinh hướng dẫn khóa sinh tốt nghiệp khóa 2 đến 22è GAOA* tại Nha Trang để tiếp nhận Phi Đoàn này, sau này đặt tên là PHI ĐOÀN 2 QUAN SÁT và Trung Úy Vơ Dinh là chỉ huy trưởng phi đoàn này, sau này đổi tên là PHI ĐOÀN 112.

 

Một BIỆT ĐỘI QUAN SÁT do Thiếu Úy Vũ Văn Ước đưa một toán đến 23è GAOA*ở Phi Trường Bạch Mai, cách Hà Nội 5 cây số (Bắc Việt).  Với nhiệm vụ YỂM TRỢ HÀNH QUÂN cho các tiểu đoàn khinh binh Việt Nam lúc bấy giờ phụ trách vùng Nam Định và đồng bằng sông Hồng Hà, và Thiếu Tướng NGUYỄN VĂN VẬN, Tư Lệnh Quân Khu 3 dùng phi cơ đi thị sát mặt trận.

 

(Xin xem h́nh: Đây là Phi Đoàn 2 Quan Sát.  Phi Đoàn này có nhiều sĩ quan  mang cấp tướng nhiều nhất; nhận thấy:

-Thiếu Úy Trần Văn Minh[1] sau này là Trung Tướng Tư Lệnh Không Quân.

-Thiếu Úy Vơ Xuân Lành (không có trong h́nh) là Thiếu Tướng Tư Lệnh Phó.

-Trung Úy Vơ Dinh [2] là Chuẩn Tướng Tham Mưu Trưởng.

-Thiếu Úy Nguyễn Văn Lượng[3] là Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Không Quân.

(Ghi chú thêm, một vị Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn kế vị là Đại Úy Nguyễn Hữu Tần, là Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Không Quân.  Trong h́nh c̣n có Thiếu Úy Nguyễn Khắc Ngọc[4] sau này là Đại Tá Tham Mư Phó Huấn Luyện).

 

Tôi là thành phần của Phi Đoàn 2 Quan Sát với chức vụ Quyền Sĩ Quan Kỹ Thuật tiếp nhận phi cơ và hồ sơ cùng tài liệu với Lt Nantillet, Officier Adjoint Technique(lúc bấy giờ chưa có sĩ quan kỹ thuật nên tôi tạm quyền).  Ở phi đoàn này được 3 tháng, tôi được lệnh thuyên chuyển đi Biệt Đội Đặc Biệt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Úy Vũ Văn Ước (sau này là Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân).

 

Đến tháng 7 năm 1954, theo Thỏa Ước Genève chia đôi đất nước, cả Biệt Đội phải trở về trong Nam, tôi c̣n phải ở lại để phụ trách di cư cho gia đ́nh KQ đến ngày chót 20 tháng 7 năm 1954, lúc đó Việt Cộng đă xuất hiện tại Hà Nội.  Bọn chúng dụ dỗ và đe dọa tôi phải ở lại với chúng. Để cho được an toàn, tôi phải vào ở trong trại của KQ Pháp tại Ngọc Hà.

 

Hết hạn, tôi về tŕnh diện “Département Air” ở Saigon và tôi được lệnh trở về lại PĐ2QS ở Nha Trang và được cắt cử đi Biệt Đội ở Sóc Trăng với Trung Úy Vơ Xuân Lành là Biệt Đội Trưởng. (Ghi chú: trong h́nh chụp không có Tr/Úy Vơ Xuân Lành (lúc đó đi biệt đội) và tôi (h́nh chụp sau khi tôi được thuyên chuyển đi Bắc Việt).

 

Tôi đă nói đến cấp bậc của các vị sĩ quan trong bài là cấp bậc vào thời đó, c̣n cấp bậc của tôi là Trung Sĩ.  V́ sự hiểu biết của tôi rất giới hạn, vậy quí vị nào muốn cần biết rơ hơn, xin tham khảo với Niên Trưởng Vũ Văn Ước (Sĩ quan phi công đầu tiên) và Niên Trưởng Phùng Văn Chiêu (Sĩ quan quan sát viên đầu tiên của KQ).

 

V́ nhu cầu chiến trường, cần phải có ngay mấy Phi Đoàn Quan Sát, nên phải huấn luyện tạm thời tại TTHLKQ/Nha Trang, sau này, những KQ này đều được cử đi huấn luyện tu nghiệp hoặc bổ túc hoặc chuyển ngành tại các căn cứ huấn luyện của Không Quân Pháp và Mỹ, để thích ứng với sự tối tân hóa KQ.

 

Nói tóm lại: Ngành Quan Sát đă được thành lập đầu tiên cho KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG H̉A.

 

Cước Chú:

*Theo tác giả GAOA là chữ tắt Pháp ngữ có nghĩa là Liên Đoàn Quan Sát và Hướng Dẫn Pháo Binh (Groupe Áerien d’Observation et d’Artillerie).  Vào thời đó, các sĩ quan và Hạ Sĩ Quan Không Quân Pháp chỉ lo về lái và bảo tŕ phi cơ.  Quan sát viên toàn là sĩ quan pháo binh.  Cụ thể là Thiếu Úy Trần Văn Minh gia nhập Không Quân sau này nhờ đă được biệt phái sang đơn vị quan sát của Không Quân để hướng dẫn pháo binh, v́ ông xuất thân trường pháo binh.  Sau khi đơn vị quan sát được chuyển giao cho Không Quân Việt Nam th́ có tên là GAOAT(Groupe Áerien d’Observation et d’Accompagnement de Troupes), có nghĩa là Liên Đoàn Quan Sát và Yểm Trợ Hành Quân.

 

**Chú thích của trang chủ:

Vào năm 1965, chỉ số quan sát viên đă gặp nguy cơ bị hủy bỏ.  V́ lúc đó, Hệ Thống Điều Kiểm Chiến Thuật được mở mang.  Không Quân Việt Nam, theo khuyến cáo của Phái Bộ Cố Vấn, đă phải đặt các Toán Sĩ Quan Liên Lạc Điều Không xuống đến cấp Tiểu Đoàn Bộ Binh, với mục đích tăng cường hệ thống chuyển đơn xin không trợ khẩn cấp thẳng từ cấp Tiểu Đoàn lên đến cấp Quân Đoàn, nơi có thẩm quyền cứu xét và chấp thuận gắp rút các đơn xin không trợ nhờ có Trung Tâm Hành Quân Không Trợ nằm cạnh Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn.  Về phía KQVN, chúng tôi thấy rằng ngành quan sát là ngành dễ đào tạo nhanh chóng và có thể thực hiện ngay tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân ở Nha Trang.  Do đó, Bản Cấp Số quan sát viên trong KQVN đă nâng cao v́ nhu cầu này, nghĩa là tổng số quan sát viên không tùy thuộc vào số lượng phi cơ của các phi đoàn quan sát.  KQVN cũng đă tranh đấu chỉ phối trí theo lănh thổ, nghĩa là đặt các toán SQLL/ĐK cạnh Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu, thay v́ đặt xuống đến cấp Tiểu Đoàn.  Vào lúc bấy giờ, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH cho rằng KQVN không muốn lội bộ như KQ Hoa Kỳ.  Trên thực tế th́ vai tṛ chiến thuật của các Tiểu Đoàn Bộ Binh QLVNCH không giống như các đơn vị bộ binh Mỹ.  Nhiệm vụ chính của QLVNCH là bảo vệ những vùng trù phú, đông dân cư, trong lúc đơn vị Hoa Kỳ có nhiệm vụ chính yếu là t́m kiếm và tiêu diệt các đơn vị chính quy của CS, đặc biệt là các đơn vị NVA (North Vietnam Army) từ Bắc xâm nhập vào.  Do sự phân nhiệm tổng quát như vậy nên sự phối trí các toán SQLL/ĐK theo tổ chức lănh thổ hợp lư hơn về sử dụng cũng như về tiết kiệm quân số.  Điều khó khăn gặp phải là, theo dụng ư của Mỹ, các máy vô tuyến yểm trợ cho chương tŕnh này sẽ được sử dụng chung.  Nếu Mỹ phối trí xuống tiểu đoàn, c̣n ta th́ phối trí xuống tiểu khu th́ sẽ có nơi có toán KQVN mà lại không có toán Mỹ.  Nhưng rồi sự việc cũng đă được giải quyết dung ḥa.  Trong những vùng đông dân cư, QLVNCH đóng vai chính nên các toán SQLL/ĐK của Mỹ sẽ đóng tại tiểu khu.  Trong vùng hành quân Search & Destroy như vùng Chiến Khu D và Dương Minh Châu, hay trong vùng cao nguyên, th́ các tiểu đoàn bộ binh Mỹ đều có toán SQLL/ĐK Mỹ bên cạnh.  Sau này, khi quân Mỹ rút đi th́ số máy truyền tin giao cho KQVN đă bị hỏng nhiều.

 

Xin mở thêm một dấu ngoặc ở đây để giải thích về Hệ Thống Xin Không Trợ Khẩn Cấp(Mỹ gọi là Emergency Air Request System).  Các đơn xin không trợ thường được chuyển từ cấp tiểu đoàn lên trung đoàn, rồi lên sư đoàn để chấp thuận và chuyển tiếp lên quân đoàn để phối hợp chấp thuận và ban hành kế hoạch không trợ cho ngày hôm sau.  Khi khẩn cấp th́ các đơn xin không trợ chuyển theo hệ thống truyền tin pháo binh, cũng từ cấp thấp nhất lên đến cấp quân đoàn để cứu xét.  Một mặt, hệ thống truyền tin pháo binh c̣n là hệ thống dự pḥng (back up)cho hệ thống chỉ huy chung(command line), nghĩa là đă quá bận bịu rồi.  Mặt khác, thông qua hệ thống này, các cấp chỉ huy trung gian như trung đoàn và sư đoàn đều phải cho ư kiến thuận hay không trước khi chuyển đơn, nên ngại sẽ quá chậm trễ. Trong khi đó, hệ thống không yểm khẩn cấp theo máy giai tần đơn (SSB=single side band)chuyển đơn xin thẳng từ tiểu đoàn lên quân đoàn, trong khi đó, ở cấp trung đoàn và sư đoàn chỉ kiểm thính, và nếu im không can thiệp vào th́ coi như chấp thuận đơn.  Do đó, quân đoàn có thể nhanh chóng giải quyết.

 

Riêng ngành quan sát viên th́ Phái Bộ Cố Vấn cho rằng, USAF chỉ cần một hoa tiêu phụ trách, tại sao KQVN lại phải có thêm một quan sát viên ngồi sau, và họ đề nghị BTTM/QLVNCH bỏ chỉ số quan sát viên trong KQVN để tiết kiệm quân số.  BTTM/QLVNCH đă tham khảo KQVN nên đă không chấp thuận đề nghị này v́ nhu cầu chiến trường.  Nếu lúc đó mà bỏ chỉ số quan sát viên th́ phải có khối người phải đi học một ngành phi hành khác để duy tŕ hưởng lương bay, ưu tiên là phi công quan sát, hoặc phải chuyển sang ngành dưới đất th́ cũng rất phiền khi tuổi đă cao.

 

Tarin65