NGÀY RA ĐI
Phần I
Ra đi kể từ ngày mất nước đến nay
đúng một phần tư thế kỷ, một quảng thời gian dài bằng một thế hệ.
Gia đình ai nấy cũng gấp đôi, gấp ba khi cọng thêm dâu rể và cháu
chắt. Nhưng mỗi khi nhớ lại ngày ra đi tưởng chừng như vừa mới xảy
ra.
Và cuộc ra đi của bất cứ gia đình
nào cũng đầy bất ngờ và nhiều tình huống lâm ly bi đát vì tính cách
mất nước chạy loạn, tránh sự giết chóc và đi tìm tự do tại một nơi
mà mình không biết trước, tương lai mù mịt, rồi đây sẻ ra sao. Chính vì
thời gian cấp bách và không chuẩn bị trước là nguyên nhân chính tạo
nên sự hổn loạn trong cuộc chính biến vào các ngày cuối tháng Tư
năm 1975.
Trường hợp chạy loạn của mỗi gia
đình hay cá nhân mỗi khác, không trường hợp nào giống trường hợp
nào. Tôi chắc rằng những ai đã may mắn đến được bờ tự do đều cám
ơn Thượng Đế và không bao giờ quên được những sự việc xảy ra tuy đã
lâu lắm rồi, vì đây là những sự việc đau buồn và hải hùng hằng in
sâu trong tâm khảm mọi người. Và dẩu có kể ra bao nhiêu lần cũng
không hết được. Bằng chứng là biết bao lần gặp mặt giữa bạn bè hay
thân quyến, nếu ai có nhắc lại trường hợp chạy loạn của mình đều
có những chi
tiết mới, hay những sự việc không
thể giải thích được, chỉ có tâm linh tin tưởng mà thôi, nên ai cũng
chăm chú theo dỏi. Dẩu câu chuyện hay hay dở cũng đều quí giá đối
với các thế hệ cháu chắt sau này, tìm hiểu về nguồn gốc của cha
ông mình tại sao đến xứ này và ra đi trong trường hợp nào?
xxx
Như tôi đã có kể lại ở bài
"Nhà Tan" trước kia, giữa tháng 3 năm 1975, Banmêthuột thất
thủ, Quân Đoàn 2 từ bản doanh Pleiku rút về vùng duyên hải Nha Trang.
Khoảng cuối tháng 3, Quân Đoàn 1 ocirc;û Đà Nẳng bỏ chạy tán loạn.
Ngày 1 tháng 4 năm 1975 đến lượt Nha Trang di tản. Vùng Duyên Hải chỉ
còn Phan Rang trở vào phía Nam. Ngày 16 tháng 4 năm 1975, cọng sản
chiếm nốt Phan Rang rồi Phan Thiết. Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2 hoàn
toàn tan rả. Lảnh thổ Việt Nam Cọng Hòa cũng như lực lượng quân sự
chỉ còn lại Vùng 3 và Vùng 4 Chiến Thuật do Quân Đoàn 3 và Quân
Đoàn 4 trấn giữ.
Tình hình chính trị lúc đó tại thủ
đô Saigon hết sức lộn xộn và bi quan, Tổng Thống dân cử Nguyễn Văn
Thiệu từ chức trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, ngày
21 thàng 4 năm 1975 và sau đó ra đi, cũng là lúc Hoa Kỳ lập cầu
không vận ồ ạt di chuyển quân đội và nhân viên Hoa Kỳ còn lại rời
khỏi Việt Nam. Ntilde;ây là nguyên nhân chính đã tạo nên sự hoảng
hốt trong dân chúng và quân đội, nhứt là khi có lệnh cho phép di
tản ra ngoại quốc những nhân viên dân chính làm việc cho các cơ quan
Hoa Kỳ.
Riêng trong quân đội nói chung, Không
Quân nói riêng cho phép di tản ra nước ngoài gia đình quân nhân theo
thứ tự cấp bực. Nên gia đình của các Tướng Lảnh Không Quân cùng
một số gia đình của các sỉ quan cấp Tá thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân
rời Saigon bằng không vận vào ngày 22 tháng 4 năm 1975, dưới sự
hướng dẩn của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan vì lúc đó đã bị thương
không còn cầm quyền nữa. Theo Hoa Kỳ, ưu tiên số một là di tản gia
đình của các hoa tiêu khu trục trước, không phân biệt cấp bực. Lúc
đó không mấy người biết, nay mới hiểu rỏ, là muốn cho các hoa tiêu
khu trục, nhứt là F-5, rảnh rang vấn đề thê nhi, biết rằng vợ con đã
đến được nơi an toàn, bình tâm chiến đấu; thất trận sẻ lái phi cơ
đến các Căn Cứ Không Quân Hoa Kỳ đóng ở Thái Lan. Như thế Hoa Kỳ
sẻ thâu hồi một số phi cơ khả dụng. Bởi vậy nên cũng đừng ngạc
nhiên khi một phi cơ nào của Không Quân Việt Nam vừa đáp xuống liền
được xóa ngay huy hiệu và thay vào bằng huy hiệu Không Quân Hoa Kỳ.
Và người hoa tiêu khu trục được đón tiếp niềm nở hơn các người tỵ
nạn khác.
Việc di tản tuy lộn xộn về phía ta
vì vấn đề gia đình ưu tiên, nhưng đối với Không Quân Hoa Kỳ trôi chảy
trong mấy ngày đầu cho đến khi chiếc vận tải cơ khổng lồ C-5 chở các
trẻ mồ côi rơi vào ngày 4 tháng 4 năm 1975. Cầu không vận ngưng lại
trong một thời gian ngắn, sau đó Không Quân Hoa Kỳ chỉ sử dụng C-130 cho
công tác này mà thôi và phần nhiều đáp và cất cánh vào lúc ban
đêm để tránh phòng không của cọng sản vì lúc đó cọng quân đang vây
quanh thủ đô Saigon, bằng chứng là tai nạn phi cơ C-5, có thể bị phòng
không địch bắn hạ lúc vừa cất cánh ra khỏi không phận Căn Cứ Không
Quân Tân Sơn Nhứt, cũng có thể bị phá hoại bằng bom nổ chậm đặt
sẳn trong phi cơ.
xxx
Tôi thuộc Trung Tâm Huấn Luyện
Không Quân đã theo đơn vị từ Nha Trang di tản về tạm trú taị Căn Cứ
Không Quân Tân Sơn Nhứt từ đầu tháng 4. Tuy sự chuẩn bị không mấy
chu đáo, nhưng nhờ phương tiện chuyển vận dồi dào nên cũng đưa hết
nhân viên cơ hữu và tất cả khoá sinh về Saigon. Nhưng về phần cơ giới
vật liệu chỉ đem theo được những phi cơ khả dụng mà thôi, còn tất cả
đều bỏ lại Nha Trang. Bởi vậy khi về tới Saigon tôi không có xe để
di chuyển.Ngày ngày tôi quá giang xe của các anh em Trường Chỉ Huy Tham
Mưu Trung Cấp Không Quân để đến văn phòng. Vì trường này vẫn còn
trực thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, nên Đại Tá Đặng Văn
Hậu Giám Đốc trường đã ưu ái cho gia đình chúng tôi tạm trú ở cư xá
của trường này.
Lúc này công tác huấn luyện,
ngoại trừ Trường Chỉ Huy Tham Mưu Trung Cấp Không Quân ra, đình chỉ hẳn,
vì tất cả phương tiện huấn luyện không thể mang theo, nên số khóa
sinh được lệnh trở về đơn vị củ. Nhưng lý do chính là vì tình hình chính
trị và quân sự lúc bấy giờ hết sức rối ren và bi quan, đã tác động
mạnh vào tinh thần chiến đấu của toàn thể quân nhân. Chính phủ và
nhứt là quân đội đang phối trí lại các lực lượng rút lui mất còn
của hai Quân Đoàn 1 và 2 để tăng cường cho hai Quân đoàn 3 và 4 còn
nguyên vẹn chống địch, còn đâu nghỉ tới vấn đề huấn luyện. Lúc đó
phần nhiều các khóa sinh được phân phôí tới các đơn vị chiến đấụ.
Trường hợp của Trung Tâm Huấn
Luyện cũng không ngoại lệ. Tuy không bận rộn về công tác huấn
luyện, nhưng hằng ngày vẩn có hai buổi tập họp sáng và chiều để
điểm danh quân số. Riêng Bộ Chỉ Huy gồm chỉ huy trưởng, chỉ huy phó và
giám đốc các trường sau khi điểm danh buổi sáng xong, đều dự buổi
họp cho đến trưa mới giải tán Chúng tôi đề cập tới vấn đề tinh
thần của quân nhân, đây là mối quan tâm hàng đầu của cấp chỉ huy,
làm sao quân nhân giử vững tinh thần kỷ luật, nói rỏ ra là đừng
đào ngủ, vì lúc đó tinh thần hết sức giao động bởi tình hình chính trị
và quân sự như đã trình bày ở trên, cọng thêm nơi ăn chốn ở của
quân nhân rất thiếu thốn. Vì doanh trại của Sư Đoàn 5 Không Quân,
Tân Sơn Nhứt chỉ ntilde;ủ chứa quân nhân cơ hữu mà thôi, nay vì hoàn
cảnh bắt buộc phải cưu mang thêm số quân nhân của hai Sư Đoàn Không
Quân từ Đà Nẳng và Nha Trang rút về, làm sao mà đầy đủ cho được.
Nơi ăn chốn ở thiếu thốn dể nảy sinh ra vô kỷ luật.Bàn hết chuyện
quân sự, rồi tới tình hình đất nước, bằng chứng hiển nhiên nhứt là
cuộc di tản đang diển ra trước mắt. Gia đình các Tướng Lảnh và các sỉ
quan cao cấp ở Bộ Tư Lệnh Không Quân đều đã được đưa ra ngoại quốc
một cách an toàn. Điều này là dấu chỉ mất nước tới nơi, nên khi
Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng hỏi về tình hình đất nước hiện tại và với
tư cách là một quân nhân thì ta phải hành động như thế nào. Là Chỉ
Huy Phó, tôi phát biểu ý kiến trước, rằng tình hình đất nước đã đến
lúc không còn cứu vảng được nữa. Là một quân nhân tôi không muốn
bị cọng sản bắt cầm tù và hành hạ gia đình tôi. Nếu có phương cách
tôi sẻ đưa gia đình tôi ra ngoại quốc, lánh nạn cọng sản đã, sau đó
sẻ tính. Sở dỉ tôi bạo dạn nói như thế vì gia đình của các thượng
cấp đã ra nước ngoài rồi. Tiếp lời tôi, Trung Tá Định, Giám Đốc
Trường Phi Hành phát biểu ý kiến, rằng nếu mất nước sẻ rút vào
mật khu kháng chiến, chứ không đi đâu hết. Dỉ nhiên là trong số các
sỉ quan hiện diện không ai theo ý kiến của tôi mà chỉ bàn tới ý
kiến của anh Định vì có vẻ anh hùng. Còn ý kiến của tôi là tiêu
cực hèn nhát. Nếu không mất nước, còn ở lại, tôi đã phải vô tù
vì ý kiến thực tiển trên. Cứ mỗi lần tan họp, vừa bước ra khỏi
phòng liền gặp một số anh em đợi sẳn ở ngoài để dò la tin tức vì ai
cũng nóng lòng và lo lắng cho sự an toàn của gia đình mình.
Trong lúc họp tôi phát biểu ý
kiến làm sao, khi ra khỏi phòng họp gặp ai đến hỏi, tôi cũng bảo như
thế, khuyên họ tìm phương cách đưa gia đình ra nước ngoài. Một số sỉ
quan quá kỷ luật sợ bận lo cho gia đình, sẻ vắng mặt trong các buổi
điểm danh hằng ngày. Tôi trả lời sẻ che chở cho họ, nếu thượng cấp
có hỏi tới. Tôi không ngại bị quở trách, cũng không phải tôi có ý
khuyến khích thuộc cấp đào ngủ. Vì đây là kinh nghiệm hết sức đau
thương, tôi đã gánh chịu cách nay chưa đầy bốn tuần lễ, tôi lạc vợ
mất con cũng vì quá kỷ luật. Tuân hành thượng lệnh, tôi giử vợ con
ở lại để gia đình thuộc cấp khỏi giao động. Và đi công tác tại
Saigon khi Nha Trang di tản trong lúc gia đình tôi đang còn ở đó, ngoài
căn cứ không quân. Cuối cùng, may mắn thay gia đình tôi cũng được
thoát nạn, mặc dầu hết sức vất vã. Cám đội Ơn Trên. Chuyện này tôi
đã kể chi tiết ở bài (Nhà Tan).
x
x
x
Trong lúc gia đình của mấy ông lớn
đi cả rồi, chúng tôi mỗi ngày điểm danh hai lần sáng và chiều và
họp hành bàn luận không đi tới đâu, cốt để cho qua thì giờ. Phần
tôi, gia đình chưa đi được, tôi hết sức sốt ruột. Khi Chuẩn Tướng Chỉ
Huy Trưởng báo cho hay, một số gia đình sỉ quan trực thuộc hãy chuẩn bị
sẳn sàng, sẻ không báo trước, hể được lệnh là lên đường ngay. Nghe
tin này một số sỉ quan rất phấn khởi. Ai nấy vội vã đến Bộ Tư Lệnh
Không Quân nộp đơn. Quang cảnh tại đây hết sức khác thường, lề lối
làm việc cũng lạ lùng. Thay vì nộp đơn nơi Phòng Tiếp Vận vì nơi đây
chuyên lo về chuyển vận, chúng tôi bắt buộc phải nộp đơn ở Văn
Phòng Tư Lệnh. Được Đại Tá Đỗ Văn Ri, Chánh Văn Phòng nhận đơn, tôi
hết sức hy vọng vì nghỉ rằng là chỗ quen biết, xưa kia là Sỉ Quan Nhân
Viên của đơn vị do tôi chỉ huy, sẻ nể tình cho gia đình tôi đi hôm đó
là ngày 25 tháng 4 năm 1975, cũng chẳng phải là ưu tiên gì. Vì trong
mấy ngày nay có rất nhiều chuyến C-141 và C-130 đến Tân Sơn Nhứt chở
không biết bao nhiêu gia đình các cấp, kể cả bên Lục Quân nữa. Nếu
tính về cấp bực tôi chỉ dưới hàng Tướng mà thôi. Nếu tính về chức
vụ, tuy chức vụ tôi không quan trọng, cũng là Chỉ Huy Phó của một
đại đơn vị. Nhưng gia đình tôi chưa được đi, trong lúc gia đình của mấy
ông chỉ huy phó kia đã được đi trước rồi, kể cả các gia đình không
quân không phi hành thuộc hàng Úy; chính tôi thấy tận mắt. Vì chiều
nào sau giờ bải việc tôi thường đến Trạm Hàng Không Quân Sự Việt
Nam và Trạm Hàng Không Hoa Kỳ ở DAO (Defense Attaché Office) để dò la
tin tức. Sinh hoạt ở DAO hết sức nhộn nhịp gần như hổn loạn vì số
người quá đông, có những gia đình lê la ở bên ngoài vì phòng ốc
không đủ chứa, đa số là hành khách dân sự ăn mặc bảnh bao với
những va li hành lý no phồng. Cũng có nhiều quân nhân đến đây để lo
cho gia đình mình di tản.
Nhưng tại Trạm Hàng Không Quân Sự
Việt Nam, số hành khách có vẻ thưa thớt vì chỉ những gia đình được đi
mới lưu lại; còn những ai đến đây dò la tên gia đình mình trong danh
sách hành khách, nếu không thấy, vội vàng đi nơi khác tìm phương
cách, hay chạy đôn chạy đáo nghe ngóng tin tức.
Nhưng lạ thay khi lên phi cơ thì số
hành khách rất đông, phi cơ nào cũng đầy ắp, trên hai ba trăm người
cho các vận tải cơ khổng lồ. Những ai như tôi chứng kiến cảnh đưa
người lên phi cơ này đều hết sức ngạc nhiên. Tự hỏi người đâu mà
nhiều như thế vì khi trước chỉ thấy số hành khách ở Trạm Hàng Không
Quân Sự Việt Nam chưa đầy một trăm người. Xin thưa vì có một số rất
đông hành khách xuất phát từ Phòng An Ninh Phòng Vệ/Căn Cứ Không
Quân Tân Sơn Nhứt và từ Phòng An Ninh Không Quân, mà hồi đó chúng
tôi gọi hai nơi này là hai trạm hàng không quân sự phụ. Hành khách
của hai trạm phụ này lên phi cơ trước có vẻ ưu tiên hơn số hành
khách của trạm hàng không quân sự chính thức. Và nhân viên của hai
phòng này luôn luôn có mặt khi đưa hành khách lên phi cơ, lý do là
để kiểm soát những quân nhân thừa cơ hội này chuồng ra nước ngoài.
Tuy kiểm soát chặt chẽ như vậy nhưng cũng có một vài quân nhân qua
mặt được, bằng cách cải trang làm đàn bà. Hồi đó có tin đồn rằng
chính phủ và quân đội đã bắt lại bỏ tù một số dân chính trốn
nhiệm sở và quân nhân đào ngủ.
Tôi chứng kiến cảnh gia đình của
các quân nhân khác được đi càng thêm sốt ruột, nhưng cũng không làm
gì hơn, chỉ còn cách chờ đợi trong sự hi vọng. Nhà tôi hoảng hốt đôi
khi giục tôi đến gặp Chuẩn Tướng Tham Mưu Trưởng hay Trung Tướng Tư
Lệnh để trình bày về trường hợp của gia đình chúng tôi, nhưng tôi
không đi vì suốt đời quân ngũ tôi chưa hề xin thượng cấp ban cho tôi
một ân huệ. Trong lúc đó mấy bạn bè của tôi bên Lục Quân, ngành
Tiếp Vận đang phụ trách di tản, muốn giúp, dành chỗ phi cơ trong số
Không Quân Hoa Kỳ cấp, để chở gia đình chúng tôi. Nhưng tôi cám ơn
và từ chối vì nghỉ rằng mình Không Quân mà đi nhờ vã Lục Quân về
chuyển vận bằng hàng không thì mất mặt quá. Nhưng dẩu sao tôi cũng
rất cám ơn cảm tình của Đại Tá Mai Xuân Thưởng, Tiếp Vận dành cho tôi
trong lúc hoạn nạn. Nếu như gia đình tôi kẹt lại, tôi sẻ ân hận
suốt đời vì tôi đã ngu xuẩn từ chối sự giúp đỡ này. Và nhứt là
tánh khí khái của tôi thể hiện không phải lúc. Ở đời không ai có
thể sống cô lập được, mà phải sống hợp quần, tức là cần có sự
tương trợ lẫn nhau; cũng có khi mình giúp người ta thì cũng có khi kẻ
khác giúp mình. Giúp đỡ và thọ ơn là chuyện thường tình khi sống
trong xã hội, dẫu các bậc cao sang quyền quí như vua chúa xưa kia và
nay các tổng thống hay quốc trưởng cũng không tránh khỏi. Trường hợp
nguy kịch như thế này, dẩu tôi có hạ mình xin thượng cấp đặc ân cho
gia đình tôi được di tản sớm cũng không có gì là xấu hỗ. Thế mà
tôi vẫn cứng đầu. Nhưng hồi đó nếu có muốn cũng không gặp được
thượng cấp, khó hơn lên trời. Quân cảnh gác vòng trong vòng ngoài
hết sức chặt chẽ. May mắn lắm mới được Đại Tá Đỗ Văn Ri, Chánh
Văn Phòng Tư Lệnh nhận đơn. Vì gia đình nào được đi hay không, hoặc đi
trước hay đi sau đều do văn phòng này quyết định cả.
xxx
Hôm nay là ngày 28 tháng 4 năm 1975
gia đình tôi vẫn chưa đi được. Tâm trí tôi hết sức căng thẳng vì đang
sống những giờ phút lo âu tột cùng, ngồi đứng không yên. Vào
khoảng gần trưa vừa mới ra khỏi phòng họp trở về, chưa kịp vào nhà
đã gặp nhà tôi hớt hơ hớt hải chạy lại báo tin, rằng có người vừa
điện thoại bảo "Anh chị nên đưa gia đình đến Trạm Hàng Không Quân
Sự tranh đấu mà đi. Vì số chỗ của gia đình anh chị đã bán cho Tàu Chợ
Lớn rồi".(Nguyên văn). Nghe xong tôi rất ngạc nhiên, hỏi lại
nhà tôi, ai đã báo tin này. Nhà tôi trả lời, có hỏi nhưng họ không
xưng tên, chỉ nói có bấy nhiêu đó rồi cúp ngay có vẻ vội vàng lắm.
Nghe vậy tôi càng chưng hửng. Tuy không biết đích danh là ai, nhưng
chắc chắn là người quen thân và ngang trang ngang lứa.Tình hình nguy
kịch quá rồi, không còn thì giờ đâu mà nghĩ ngợi tìm kẻ báo tin. Tôi
vội vàng mượn xe Jeep của chú em tôi và cũng nhờ chú dùng xe La
Dalat nữa mới có thể chở hết gia đình đông của tôi đến Trạm Hàng
Không Quân Sự để tránh đấu mà đi, như lời dặn dò của ân nhân vô
danh.
Đến nơi tôi tìm gặp ngay Đại Úy Lê
Đại Hiền, Trưởng Trạm Hàng Không Quân Sự, để hỏi xem gia đình tôi
có được đi hôm đó không? Được trả lời không thấy tên gia đình tôi
trong danh sách hành khách vừa được Bộ Tư Lệnh Không Quân gửi xuống.
Tôi hỏi cho có lệ, chứ cũng biết không có. Nếu có thì tôi đã được
thông báo rồi, đâu đến nổi vất vã mấy hôm rày. Trong lúc đó hành
khách đa số là gia đình cấp Úy, kể cả những gia đình của các sỉ quan
không phi hành thuộc cấp của tôi nữa. Bởi vậy tôi liền vặn hỏi
tại sao lại có trường hợp bất thường như thế này.
Thấy tôi có vẻ gay gắt, Đại Úy
Hiền ôn tồn trả lời rằng "Dạ để tôi sắp xếp". Nghe vậy
tôi rất vui mừng nhưng đã trải qua những giờ phút hết sức hồi hộp
khi gọi tên điểm danh từng gia đình một, nghe đọc đã lâu gần cả nửa
giờ đồng hồ nhưng chưa nghe đến tên gia đình tôi. Vì khi gọi đến tên
gia đình nào thì tên người vợ được gọi trước, tiếp đến là tên các
con cái. Phần nhiều các gia đình trả lời và đứng lên rất nhanh khi
được gọi tên, chẳng khác nào như được trúng số đến lảnh phần
thưởng. Trái lại có những gia đình trình diện một cách ngập ngừng vì
họ tên, tuổi tác và vóc dáng của những người cùng trong một gia
đình hết sức khác thường. Người mẹ còn trẻ măng được gọi tên đến
ba bốn lượt, ngớ ngẩng mới đứng lên, sau đó là những người con to
lớn và già dặn đứng bên cạnh. Sự khác lạ này ai cũng thấy không
riêng gì tôi và ngay cả quân nhân làm việc ở Trạm Hàng không Quân
Sự lại càng rỏ hơn, nhưng không ai làm gì được, vì quyền hành đều do
Văn Phòng Tư Lệnh nắm cả. Trên đưa xuống danh sách hành khách thế
nào thì dưới thi hành làm vậy.
Cuối cùng gia đình tôi cũng được
gọi tên và ghi ở danh sách hành khách sau chót. Nay đến giai đoạn cho
phép hành khách lên xe bus và GMC để chở sang DAO Trong khoảng thời
gian chờ đợi này tôi mới có cơ hội tìm hiểu sự khác lạ nơi những
gia đình bất bình thường. Đó là những gia đình dân sự Việt có, Hoa
có, khi nghe giữa họ đối thoại với nhau. Và giữa những người trong
gia đình không phải liên hệ mẹ con hay anh em ruột thịt. Chuyện quá
quái gỡ, tôi không thể ngờ được. Là quân nhân, chúng ta xã thân
chiến đấu; đến giờ phút nguy nan, gia dình được phép di tản lại bị bỏ
lại để lấy chỗ chở gia đình dân sự, mà tôi có thể khẳng định rằng
đây là thành phần có quyền thế và tiền của nhờ chiến tranh và sự
hy sinh xương máu của quân cán chính chúng tạ. Cho dẩu họ có đóng góp
gì đi nữa trong việc bảo vệ đất nước, nhưng gia đình họ cũng không
thể được di tản ưu tiên hơn các gia đình quân nhân. Bấy giờ tôi mới
chợt hiểu thì ra suốt cả tuần lễ nay gia đình tôi chưa được đi vì lý
do này. Và nếu hôm nay không nhờ cú điện thoại của ân nhân vôdanh
thì không biết chừng nào mới đến lượt gia đình tôi được di tản. Gặp
chuyện bất bình xảy ra trước mắt ảnh hưởng trực tiếp tới sinh mạng
của gia đình mình, nhưng vì tình hình khẩn cấp và nguy nan trước mắt nên
chưa ai muốn tìm hiểu lý do và nguồn gốc.
Không biết vì tức giận bởi chứng
kiến cảnh tượng đau lòng trước mắt hay vui mừng vì gia đình tôi được
di tản hôm nay mà tôi sững sờ im lặng hồi lâu, mãi cho tới khi xe
chở hành khách chuyển bánh để đi qua DAO tôi mới sực tỉnh, đưa tay
vẩy chào gia đình với nổi lòng tan nát và đầy lo âu vì không biết
sau này có cơ hội đoàn tụ hay không. Tôi nghỉ rằng đây cũng là nổi
lòng chung của những ai đã từng tiển đưa gia đình mình trong giờ phút
nguy nan lúc đó.
Đứng ở Trạm Hàng Không Quân Sự
nhìn cho tới khi xe chở hành khách khuất bóng, tôi một mình lái xe
Jeep định trở về cư xá Trường Chỉ Huy Tham Mưu Trung Cấp. Đang đi chưa về
tới nơi, tôi nghe tiếng bom nổ đâu đó trong căn cứ, lúc đó khoảng 6
giờ chiều. Tôi vội vàng lái xe tấp vào cư xá sỉ quan gần nhất dọc
đường Phạm Phú Quốc trong căn cứ, để lánh nạn và nghe ngóng tin
tức. Sau này mới biết là hoa tiêu cọng sản nằm vùng Nguyễn Thành
Trung đã lái A-37 do cọng sản chiếm được ở Căn Cứ Không Quân Phan
Rang trước đó hai tuần lễ, ném bom ở bải đậu phi cơ của Căn Cứ
Không Quân Tân Sơn Nhứt.
Nếu tính về thời gian thì giờ này
xe chở hành khách từ Trạm Hàng Không Quân Sự chưa thể tới nơi DAO,
nên tôi có phần lo lắng. Quả đúng như thế.Và sau đây là phần nhà
tôi kể lại. Giữa đường chưa tới DAO nghe bom nổ, tài xế ngừng xe
lại, hành khách vội vàng xuống xe tìm chỗ ẩn núp. Đây là một đoạn
đường trống trải, nên đa số chỉ còn cách nằm sát bên lề đường. Có
những người vì quá sợ hãi đã nằm ở lạch nước dơ dưới chân đường
và khóc rưng rức. Gia đình chúng tôi đông con trên mười đứa, trong đó
có hai đứa đang đau nặng, một đứa nhà tôi ẳm, đứa kia do người con
lớn chúng tôi săn sóc, cũng nằm im dưới đất như mọi người trong sự hồi
hộp. Cả một giờ đồng hồ sau tình hình yên lặng, tài xế mới bảo
hành khách trở lên xe và cùng đến DAO. Hành khách chờ đợi ở đây. 4
giờ sáng hôm sau 29 tháng 4 năm 1975 cọng sản bắt đầu pháo kích Căn
Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt hết sức dữ dội. Và chính trong giờ phút
nguy nan đó, gia đình tôi và một số đông hành khách khác đã được đưa
lên phi cơ, cất cánh giữa tiếng nổ vang trời và ánh lửa lập loè
của bom đạn. May mắn thay, nhưng cũng không trọn vẹn.
NGÀY
RA ĐI
Phần
Hai
Tôi không tiển gia đình tôi đến DAO
trong lúc tôi rảnh rổi, mà lại điềm nhiên trở về cư xá, gặp lúc
nghe tiếng bom nổ vang trời, nhưng tôi cũng không mấy lo lắng vì nghỉ
rằng có người có ta. Ăn tối xong, tôi đến Bộ Tư Lệnh Không Quân để
dò la tin tức. Vừa đậu xe xong và đang đi bộ giữa sân trống để tiến
lên lầu, tôi liền gặp người bạn thân đang phục vụ ở đây, tôi rất
mừng rỡ vì khi chuyện trò thế nào tôi cũng thâu thập được những tin
tức hữu ích, nhứt là khi anh ta cho hay vừa mới dự họp ở Văn Phòng
Tư Lệnh xong. Chẳng có tin tức gì mới lạ, chỉ là những chuyện tôi đã
từng nghe qua từ ngày mất Pleiku và Đà Nẳng, như về chính trị thì có
thành phần thứ ba đứng ra thương thuyết với cọng sản; về phần lảnh
thỗ sẻ cắt đất, trước kia là Vỉ Tuyến 16, rồi 15, 14 sau cùng là ranh
giới tỉnh Khánh Hoà.Vì Phan Rang là quê quán của đương kim Tổng Thống
phải trấn thủ bằng mọi giá. Tin tức toàn đồn nhảm cả, bằng chứng
là nay Phan Rang đã lọt vào tay cọng sản. Thế mà ông bạn của tôi
vẫn còn tin tưởng mảnh liệt vào thành phần thứ ba, nên khuyên tôi
ở lại, đừng đưa gia đình tôi đi đâu cả. Lời khuyên này đã được nhà
tôi thuật lại, rằng anh bạn kia mấy hôm trước lúc đến thăm nhà tôi
đang nằm ở tại Bệnh Xá/Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt cũng đã nói
như vậy. Hồi đó tôi không tin, nay chính tôi trực diện đối thoại. Anh
bạn có hỏi thăm gia đình tôi, tôi thành thật trả lời rằng gia đình
tôi đã được chở qua bên DAO lúc căn cứ bị dội bom; có đi được hay
không, chính tôi cũng không biết, lúc đó vào khoảng 10 giờ đêm. Anh
bạn tôi liền hỏi " Tại sao anh không tiển chị lên phi cơ?"
Tôi đáp " Đi theo nhà tôi và gia đình sang DAO, tôi sợ người ta
hiểu lầm tôi lợi dụng cơ hội này để trốn ra ngoại quốc."Nghe
tôi giải thích như thế nên anh bạn không còn hỏi nữa về gia đình
tôi, mà quay về vấn đề chính là phân tách tình hình chính trị, đặc
biệt đề cập tới thành phần thứ ba.
Kẻ muốn đi, người muốn ở lại,
không bên nào thuyết phục được bên nào. Cuối cùng chúng tôi rủ
nhau đi ăn khuya, rồi chia tay vào khoảng nửa đêm. Dỉ nhiên anh bạn
tôi ở lại, và đó cũng là lần chia tay cuối cùng giữa hai chúng
tôi. Sau này được tin anh bạn thân này chết trong trại tù cọng sản,
tôi rất đau buồn. Rất nhiều người bị kẹt lại vì rất nhiều lý do,
chẳng hạn như vì lý do gia đình, lý do không hiểu cọng sản, lý do
chậm chân và vân vân. Riêng anh bạn này tuy nhỏ tuổi hơn tôi, nhưng
đáng bực đàn anh tôi về trí thông minh và khôn ngoan Tại sao anh
không nhận thức và phân biệt được tình hình lúc bấy giờ? Tôi không
thể hiểu nổi.
xxx
Lúc tôi vừa về tới phòng, định
thay quần áo để nghỉ ngơi, liền được tin có lệnh di tản gia đình quân
nhân ra Côn Sơn bằng phương tiện cơ hữu của không quân nhà, tôi rất
vui mừng vì tôi còn có trách nhiệm đối với gia đình chị tôi nữa gồm
bốn người. Đây là cơ hội tốt, tôi tức tốc lái xe đến văn phòng
Chuẩn Tướng Phan Phụng Tiên, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Không Quân, để xin cho
gia đình bà chị ra Côn Sơn, nhưng bị từ chối, mặc dầu tôi năn nỉ hết
lời, có phần quị luỵ nữa vì đây là gia đình bà chị, tôi kính trọng như
bậc trưởng thượng vì chúng tôi mồ côi cha mẹ. Khi ra đi tôi hi vọng
tràn trề vì nghỉ rằng Chuẩn Tướng Tiên là người quen biết, ngang trang
ngang lứa, xưa kia cùng giử chức vụ ngang nhau; nay lại có thêm Đại
Tá Đinh Thạch On, Tư Lệnh Phó là bạn thân cùng Khoá 1 Quan Sát Viên
với tôi nữa. Thế mà lời yêu cầu của tôi bị bác khước. Tôi rất hỗ
thẹn đối với mấy vị có mặt hôm đó tại văn phòng Tư Lênh Sư Đoàn 5
Không Quân thì ít, chẳng hạn như Đại Tá Văn, Đại Tá Thế và nhiều sỉ
quan hoa tiêu của Sư Đoàn, nhưng tôi xấu hỗ với mình thì nhiều vì đã
hạ mình năn nỉ.
Tôi tiu ngỉu ra về với lòng buồn
chán. Rủi thay xe tôi bị hết xăng, nằm vạ dọc đường. Tôi liền gọi
Phòng Quân Xa, gặp được Trung Tá Lê Tấn Trị, Trưởng Phòng, ông đích
thân mang xăng tới giúp tôi ngay. Không những đây là sự may mắn đặc
biệt mà sau này còn là một phước đức cho tôi. Dỉ nhiên là tôi hết
lời cám ơn anh Trị. Về đến phòng nằm ngồi không yên vì nhớ lại
chuyện vừa xảy ra, tôi liền chở gia đình bà chị trên xe ghé ngang qua
trại tạm trú của các gia đình Hạ Sỉ Quan từ xa về, báo tin cho họ
biết có lệnh di tản ra Côn Sơn, để cùng ra Trạm Hàng Không Quân Sự xin
đi. Nhiều hạ sỉ quan cũng đã biết tin này rồi, nên quang cảnh hết
sức nhốn nháo, giục réo gọi nhau ơi ới vì chuẩn bị gấp gáp.
Chúng tôi cùng đến Trạm Hàng
Không Quân Sự vào khoảng 3 giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, nhằm
lúc nơi đây đang hổn loạn. Người ta xô đẩy, tranh nhau ra cửa để đến
bải đậu phi cơ; trong lúc đó phía bên trong, nhân viên trạm hàng
không hợp với quân nhân phòng vệ cố sức đẩy ngược lại làn sóng
người kia. Sự dằn co xô xát này làm cho mấy người già yếu và các
trẻ nít bị kẹt ở giữa khối người la hét inh ỏi. Có kẻ té ngã bị
người ta dẫm lên, mình mẩy đầy thương tích, trông thật tội nghiệp.
Sở dỉ có sự hổ loạn như thế là vì
những gia đình quân nhân này không có giấy tờ chứng minh của đơn vị
như sự đòi hỏi của Trạm Hàng Không Quân Sự, để lập danh sách hành
khách trước khi lên phi cơ. Một bên làm theo nguyên tắc quân đội,
một bên tỵ nạn chạy loạn, lại nhằm giữa đêm khuya khoắc, làm sao có
thể xin giấy tờ chứng minh được. Riêng Trung Tâm Huấn Luyện có tôi
hiện diện tại đó, tôi ký xác nhận các gia đình quân nhân thuộc
quyền. Nhưng những gia đình này cũng không thể lọt ra cửa được vì
khối người không có giấy tờ chứng minh làm reo, chận cửa lạị. Rốt
cuộc không ai đi được, có chăng là những người lực lưỡng khoẻ mạnh
và liều lỉnh mới có thể lọt ra cửa. Còn số người được di tản ra
Côn Sơn trước khi chúng tôi đến là bao nhiêu, chẳng ai biết được,
ngay cả Trạm Hàng Không Quân Sự vì tình trạng hổn loạn này. Gia đình
chị tôi gồm người lớn tuổi và trẻ nít không thể tranh đua với người
ta được, đành đứng nép một bên, sợ vạ lây vì sự xô xát kia.
x
x
x
Đang chen lấn nhau, bổng mọi người
cùng nghe tiếng nổ vang rền của trọng pháo, ban đầu thưa thớt nghe xa,
rồi nhịp độ nổ đều đặn nghe rất gần. Lúc hiểu ra, không ai bảo ai, mọi
người cùng ngưng xô xát, nét mặt lộ vẻ lo lắng. Lúc đó vào khoảng
4 giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975. Đến loạt đạn trọng pháo thứ ba
thì đèn đóm trong căn cứ tắt ngúm. Giờ đây mọi người mới hoảng sợ,
khóc la và tìm nơi trú ẩn. Nhưng biết ẩn núp ở đâu, chỉ còn cách
nằm sát mặt đất, có kẻ chui dưới gầm bàn ghế, hoặc nép bên các
vách nhà.
Nhận thấy phương cách tránh pháo
kích bằng cách này không mấy an toàn, tôi đành liều mạng chở gia
đình bà chị chạy dưới làn mưa pháo, về nhà chú em, vì ở đây có
phòng ẩn núp. Nhân số của hai gia đình gồm 13 người chen chúc nhau
ngồi ở dưới hầm trú ẩn chật hẹp, lại thêm mùi hôi ẩm ướt làm
mọi người muốn nôn, nhưng cũng đành chịu cho tới sáng. Lúc ấy khoảng
6 giờ rưởi 7 giờ trời đang còn sương mờ, từng loạt trọng pháo vẫn
đều đăn dội vào căn cứ, trong lúc mọi người vẫn còn núp dưới hầm,
tôi một mình mạo hiểm ra ngoài, lái xe định đi tìm kiếm con gái chúng
tôi đang kẹt ở ngoài phố Saigon, nhưng vì thiết quân luật, tôi không
ra cổng được, đành quay xe lại, qua DAO vì không biết giờ này gia đình
tôi đã rời khỏi Saigon chưa. Nếu như gia đình tôi chưa đi được, tôi sẻ
chở ra phi đạo tìm phi cơ cùng trốn thoát, vì lúc chạy băng ngang bến
đậu phi cơ, tôi có thấy vài vận tải cơ đang di chuyển, và có chiếc
đang quay máy.
Khi tới gần cổng DAO, tôi thấy một
số sỉ quan đang đứng luẩn quẩn bên ngoài, cạnh đống xe dân sự đắt
tiền như Mercedes hay Peugeot không người lái, đậu ngổn ngang. Tôi hơi
ngạc nhiên hỏi tại sao họ không vào bên trong, họ trả lời rằng
không thể vào được vì sự ngăn cấm của người lính gác Thủy Quân Lục
Chiến Hoa Kỳ. Hể ai đến gần, anh ta sẻ nổ súng. Có một vài người
liều mạng leo lên hàng rào mắt cáo chống B-40 để vào bên trong. Tuy
tôi nóng ruột nhưng không dám mạo hiểm bằng cách đó, nhở anh lính
gác Hoa Kỳ bắt gặp sẻ nguy hiểm tới tính mạng. Tôi đang hoang mang,
tiến thối lưởng nan, liền gặp Trung Tá Đoàn Viết Liêu, sỉ quan huấn
luyện viên của Trường Đại Học Dalat trước kia cùng thời với tôi
biệt phái ở đây, nay trường đã dời về Long Bình và đổi tên thành
Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp. Trung Tá Liêu cho biết gia đình đã vào
trong DAO, chưa rỏ có đi được hay không, đang nóng lòng nhưng cũng
không thể vào được bên trong. Hai chúng tôi đang nói chuyện với nhau
bổng thấy một chiếc xe bus đang chạy vào DAO. Khi ngang qua chúng tôi,
xe chạy chậm lại vì gần tới cổng. Chúng tôi réo gọi và ra dấu yêu
cầu xe dừng lại, nhưng người tài xế dân sự lắc đầu, xe tiếp tục
chạy. Hai chúng tôi không ai rủ ai, cùng chạy theo sau đít xe. Đến
trước cổng, người tài xế dừng xe, bước xuống tự mình mở cổng để cho
xe vàọ. Lợi dụng khoảnh khắc này, tài xế đang bận rộn, chúng tôi
lọt vào bên trong xe. Khi tài xế bước lên xe thấy hai chúng tôi,
chào hỏi vui vẻ ra điều thông cảm và chúng tôi nghỉ, ngay cả anh
Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cũng vậy, nên đã không ngăn cấm chúng
tôi tháp tùng xe bus vào bên trong.
Thoạt nhìn, quang cảnh nơi đây có
vẻ yên lặng, không thấy ai ở bên ngoài vì sợ pháo kích. Nhưng khi
bước vào bên trong phòng đợi, hành khách chật ních. Trung Tá Liêu
phải vất vã lắm mới tìm gặp được gia đình. Còn tôi sục sạo khắp nơi
vẫn không thấy gia đình tôi đâu cả. Tôi dò hỏi tin tức qua các gia
đình quen biết đang có mặt ở đó. Tôi gặp Trung Tá Vỉnh Quốc, quân
nhân thuộc quyền, hiện đang học Khóa Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp ở Long
Bình, cùng với gia đình cũng đang ngồi đợi như mọi gia đình khác. Trung
Tá Quốc cho biết hồi hôm cũng có thấy gia đình tôi. Nhưng sau khi
pháo kích không còn gặp mặt nữa, có lẻ gia đình tôi đã đi rồi trong
mấy chuyến máy bay trước. Anh có theo dỏi nên biết được chuyến bay
số 45 cất cánh lúc pháo kích khoảng 4 giờ sáng là chuyến bay cuối
cùng vì gia đình anh đã được sắp xếp cùng các gia đình khác ở chuyến
bay số 46, hiện đang đợi nhưng phi cơ không trở lại. Nghe vậy tôi an
lòng, miển là gia đình rời khỏi Saigon trong giờ phút nguy nan này, sau
đó phiêu bạt về đâu sẻ tính. Nói chuyện một lúc rồi chia tay. Trung
Tá Quốc theo tôi cùng ra về. Tôi hiểu thâm ý này, nên ghé tai nói
nhỏ, bảo anh ở lại lo cho gia đình vì tình hình trước mắt quá nguy kịch.
Có lẻ anh Quốc hiểu lầm tôi đến đây kiểm soát quân nhân thuộc
quyền, bắt trở về đơn vị, vì bấy lâu nay anh đi học nên không biết
những gì tôi phát biểu ý kiến trong các buổi họp hằng ngày.
xxx
Khi vào bên trong có hai người, nay
ra về chỉ có một mình tôi. Khi ngang qua cổng tôi giơ tay vẩy chào anh
Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đang đứng gác nơi ụ chiến đấu, cốt để cho
anh ta nhìn thấy tôi và đừng nổ súng. Tôi ra cổng an toàn, tức tốc
lái xe về nơi gia đình chị tôi đang trú ẩn. Nửa đường gặp chú em tôi
đang đi tìm tôi. Câu đầu tiên chú hỏi là làm sao bây giờ? Tôi trả
lời, hãy chở gia đình ra bải đậu phi cơ của Sư Đoàn 5 Không Quân,
thấy người ta đi, mình đi theo. Trước khi ra đi chú em tôi đã điện
thoại cho Đại Tá Lê Ngọc Duệ, bạn cùng đang học khóa Cao Đẳng Quốc
Phòng, biết ý định của chúng tôi. Nếu muốn đi thì hẹn gặp nhau trên
đường ra bải đậu phi cơ. Lúc đó vào khoảng 10 giờ rưởi sáng ngày 29
tháng 4 năm 1975.
Lần này cũng một Jeep và một La
Dalat chở đầy người chạy loạn. Tuy nhà ở sát đường chính, nhưng không
biết Trời xui Đất khiến như thế nào mà chúng tôi lái xe vòng chữ U
ra phía sau, rồi đi dọc theo sân tennis của Bộ Tư Lệnh Không Quân để
ra đường chính. Khi xe tôi vừa đến cổng Bộ Tư Lệnh Không Quân bị Quân
Cảnh thổi còi chận lại, để cho đoàn xe từ bên trong chạy ra. Nhờ
thế tôi mới thấy xe đầu chở Chuẩn Tướng Vỏ Dinh, Tham Mưu Trưởng, xe
kế tiếp Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh, chỉ huy trưởng trực tiếp của
tôi, rồi đến xe Đại Tá Lê Văn Thịnh, xe Đại Tá Hà Dương Hoán và
nhiều xe khác chở các sỉ quan cao cấp tham mưu. Khi xe cuối cùng vừa ra
khỏi cổng, chúng tôi tháp tùng theo sau. Tôi nghỉ rằng, hể bám sát
hai ông Tướng này thì thế nào cũng có cơ hôi đưa gia đình bà chị tôi
đi được. Riêng tôi tự cảm thấy rất yên tâm, không còn mặc cảm bỏ
trốn chùng lén. Khi gần ra tới bải đậu phi cơ, chú em tôi ghé lại
nhà Đại Tá Duệ để giục đi, tôi bắt buộc phải dừng xe chờ. Bởi vậy
khi tiếp tục đi ra bải đậu phi cơ, chúng tôi không còn thấy đoàn xe
của Bộ Tư Lệnh Không Quân nữa.
Tiến thối lưởng nan, ba xe chúng
tôi đậu lại giữa bải trống khoảng mươi phút, nhưng tưởng chừng như
lâu hằng giờ, trong lúc trọng pháo địch vẫn bắn vào không ngớt, nguy
hiểm vô cùng, nhưn không biết tính sao. Chỉ đành phó thác cho số
mệnh. May mắn thay, không ai hề hấn gì. Trong lúc chúng tôi nhìn tứ
phía một cách tuyệt vọng, bổng nghe tiếng quay máy của trực thăng,
mọi người cùng hướng về Đài Kiểm Soát Không Lưu, thấy cánh quạt
của một trực thăng khổng lồ đang nặng nề quay. Chúng tôi vội vã
lái xe tới. Đến nơi nhằm lúc trực
thăng đang thử sức mạnh, nâng lên để xuống, trong lúc dân chúng chen
chúc nhau vào bên trong phi cơ. Trong
quảng thời gian ngắn ngủi sống chết này, không những tôi đã may mắn
đưa được gia đình bà chị lên trực thăng mà còn kéo thêm hai sỉ quan
học viên của Trường Chỉ Huy Tham Mưu Trung Cấp Không Quân cùng lên
nữa. Bổng thấy Trung Tá Hoàng Song Liêm,thuộc Khối Chiến Tranh Chính
Trị/Bộ Tư Lệnh Không Quân chạy lại, tôi đưa tay ra, cố gắng hết mình
đến hai ba lần, nhưng không thể kéo Trung Tá Liêm lên phi cơ được,
một là vì tôi đã yếu sức, lại thêm trực thăng ở lưng chừng cách
mặt đất hơi cao. Thử máy lần cuối trước khi cất cánh, hai dàn cánh
quạt Chinook quay rất nhanh, tạo nên trận cuồng phong đẩy giạt Trung
Tá Liêm và mấy người ra xa, trong đó có một đứa bé. Nhưng can đảm
thay đứa bé lấy hết sức bình sinh chạy trở ngược lại vừa lúc trực
thăng hơi hạ thấp xuống để lấy đà trước khi nhấc bổng lên. Nhờ
vậy, tôi đưa tay kéo đứa bé kia lên phi cơ một cách nhẹ nhàng. Giờ
đây tôi mới định tỉnh nhìn trong phi cơ, hành khách đầy ắp, chen chân
không lọt, tất cả cùng đứng, trong khi trực thăng vừa bay vừa lắc
làm mọi người chòng chành, nên phải ôm tựa vào nhau mới khỏi ngã.
Trên mặt ai cũng lộ vẻ ngơ ngác hoặc kinh hoàng, nhưng những kẻ sợ hãi
hơn cả có lẻ là hoa tiêu và các nhân viên phi hành, sợ trực thăng
rơi vì chở quá nặng. Có nhiều đứa trẻ khóc ré vì bị chen lấn; cũng
có những người lớn khóc ấm ức vì thân nhân chậm chân không lên
được phi cơ, trong số đó có bà Đoá đang khóc sướt mướt và gọi tên
đứa con mà theo bà nghỉ nó đã bị kẹt lại. Thấy vậy tôi liền bảo, nó đây này, tức là đứa bé
tôi vừa kéo lên khi trực thăng cất cánh. Nghe vậy bà liền hỏi, nó
đâu, nó đâu. Tôi phải vất vã lắm mới đưa được đứa nhỏ ra trước
mặt mẹ nó vì nó nhỏ con, đứng lẩn khuất trong đám đông. Trực thăng cất cánh nhắm hướng Chợ
Lớn, rồi quay mấy vòng trên trường đua Phú Thọ, bay thêm mươi phút
nữa rồi đáp ở Cát Lái. Vì hồi
đêm sau khi Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt bị pháo kích, Bộ Tư Lệnh Không Quân đã ra lệnh cho
các trực thăng di tản ra Cát Lái và Nhà Bè. Bởi vậy từ đằng xa đã
nhìn thấy trực thăng đậu nhan nhản. Khi Chinook vừa đáp và nghe nói
hệ thống thủy điều bị hư, mọi
người cùng ùa ra như ong vở tỗ, chạy ngay đến các trực thăng nhỏ để xin đi. Nhưng lạ lùng thay
trong số hành khách này lại có Chuẩn Tướng Dinh và Chuẩn Tướng Oánh
và một số sỉ quan cao cấp của Bộ
Tư Lệnh Không Quân. Tưởng rằng lạc nhau không bao giờ gặp lại, không
ngờ cùng chung di tản trong chuyến trực thăng định mệnh này. Những gia đình của các vị này đều
đã đi trước, giờ đây họ chỉ đi một mình, rảnh tay, nên đã tìm cách
xin quá giang các trực thăng nhỏ
UH-1 bay rời khỏi Saigon. Số phận rủi may tùy từng trường hợp của mỗi người, có người bay
về Vùng 4, có người ra thẳng Hạm Đội 7 Hoa Kỳ hay sang Thái Lan.
x
xx
Riêng tôi và một số quân nhân
khác có gia đình cùng đi theo, đành chịu chết ở lại tại chỗ. Lạ thay
Đại Tá Hà Dương Hoán đi một mình, không biết vì lý do gì, sau khi trực
thăng đáp đã lâu, mọi người đều xuống hết, anh vẫn còn ngồi trong
lòng trực thăng, ngơ ngác hỏi tôi, mấy ông Tướng đi đâu rồi. Tôi
đáp, họ đã sang trực thăng nhỏ đi rồi. Nghe vậy, anh Hoán hoảng hốt
phóng ra khỏi lòng trực thăng đi mất. (Sau này khi ở trên đất Mỷ
chúng tôi có liên lạc với nhau và nhắc lại chuyện củ).
Nay còn lại, tôi với gia đình bà
chị, Đaị Tá Trần Ngọc Đóa và gia đình, phu nhân của Đại Tá Lê Ngọc
Duệ và hai người con, phần Đại Tá Duệ vì chậm chân nên không lên
trực thăng được. Còn hai sỉ quan cao cấp nữa là Y Sỉ Đại Tá Nghiêm
Xuân Húc hồi đó còn độc thân và Đại Tá Phạm Hữu Phương đi một
mình. May thay còn có các sỉ quan
hoa tiêu và thợ máy trực thăng cùng ở lại với chúng tôi, nên mới
có thể sửa chửa hệ thống thủy điều hư hỏng. Điều may mắn thứ hai
là số hành khách còn lại rất ít, nên trực thăng mới có thể cất
cánh an toàn. Vì Chinook này vừa kiểm kỳ xong, chưa bay thử, nên số
lượng xăng còn trong máy rất ít. Bay chỉ vài phút, Chinook bắt buộc
phải đáp ở Nhà Bè để xin tiếp tế xăng.
Cảnh tượng diển ra trước mắt làm
mọi người cùng lo lắng: rất nhiều trực thăng nhỏ gảy đuôi, gảy
cánh nằm la liệt, trong lúc đó có những hoa tiêu đang dùng cách hút
xăng trong các trực thăng lâm nạn, đựng trong mủ sắt, rồi đỗ vào
các trực thăng tốt. Sự việc này cho thấy họ đang gặp trở ngại trong
vấn đề tiếp tế xăng, nên mới dùng cách khó khăn này; biết bao giờ
mới có thể đỗ đầy xăng cho một trực thăng nhỏ, huống hồ là một
trực thăng to lớn như Chinook cần rất nhiều xăng. Bao nhiêu trực
thăng trên đường chạy loạn, hết xăng, đáp ngay kho xăng; chẳng khác
nào như người lử hành đang đói
khát gặp được kho lương thực, tưởng rằng mình may mắn được cứu sống,
không ngờ quân nhân phụ trách kho xăng từ chối tiếp tế xăng vì
không có lệnh trên, cũng chẳng khác nào như người giử kho lương thực
từ chối cứu trợ thực phẩm. Thật là bất nhẩn, chúng tôi năn nỉ hết
lời, họ cũng không cho xăng. Chúng tôi ai nấy mặt mày buồn so. Bổng
thấy Đại Tá Phạm Hữu Phương, không biết nảy giờ đi đâu, nay đang
ngồi sau xe gắn máy của một sỉ quan Hải Quân/Nhà Bè chạy ngang trước
mặt. Ai cũng nghỉ rằng Đại Tá
Phương đang đi xin xăng. Là chỗ quen thân, trước kia cùng ở chung một
đơn vị, tôi lớn tiếng gọi và hỏi tin tức về việc xin tiếp tế xăng,
Đại Tá Phương gật đầu rồi biến mất. Tuy hi vọng nhưng ai cũng sốt ruột vì ngồi đợi cả bốn năm
tiếng đồng hồ, từ khoảng một giờ trưa cho đến chiều. Trong khoảng
thời gian chờ đợi định mệnh này, chúng bàn tới chuyện di tản ra Côn
Sơn hồi đêm và theo dỏi tin tức qua đài phát thanh, hoặc hướng mặt
theo tiếng gầm thét của các phản lực cơ Hoa Kỳ đang bay lượn trên
không phận Saigon.
Đại Tá Phương là nguồn hi vọng của
chúng mà giờ này đã xế chiều vẫn chưa thấy trở lại, nhưng không
biết hỏi ai. Mọi nguười rầu rĩ lại thêm đói khát đang nằm nghỉ ngơi
dưới đất, bổng hăng hái vùng dậy khi hay tin được tiếp tế xăng. Ai
cũng reo mừng, chẳng khác nào như người sắp chết đuối mà vớ được
phao nổi. Giây phút đỗ xăng này thật hồi hộp vì sợ quân nhân và
gia đình ở đây ùa ra chiếm phi cơ. May thay sự việv này không xảy ra.
Có lẻ quân nhân và gia đình của Căn Cứ Nhà Bè không rỏ tình hình
đang diển biến tại Saigon trong 14 tiếng đồng hồ qua, nên họ vẫn bình
tỉnh như không có chuyện gì xảy ra, trái hẳn với tình trạng sôi động
hiện thời tại Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt, có những kẻ đang hốt
hoảng tìm cách trốn thoát, hoặc có những người sợ hải tìm chỗ ẩn núp
pháo kích.
Xăng đã đỗ đầy, máy đang quay,
trực thăng sắp cất cánh lúc đó mới thấy gia đình Đại Tá Phương và
nhiều gia đình khác đang gấp rút chạy lại, leo lên phi cơ. Trực thăng
nhấc bổng an toàn, ai nấy mới thở phào nhẹ nhỏm. Vì sợ trực thăng
bị bắn, nên chúng tôi đã kêu gọi những ai đang mang tiền Việt Nam
trong người hãy trao ra, giao tận tay cho nhân viên kho xăng nhờ phân
phát lại cho những quân nhân đang hiện diện lúc chúng tôi cất cánh.
Phải chăng nhờ vậy mà chúng tôi được ra đi an toàn? Nhưng riêng tôi
luôn luôn mang ơn những người lính lương thiện này, họ thật là hiền
hoà. Và tôi hằng cầu mong họ có được cuộc sống khá giã dẩu ở lại
hay ra đi.
xxx
Mười lăm năm sau khi sự việc xảy
ra, tôi có cơ hội gặp lại Đại Tá Phương, mới rỏ đầu đuôi câu
chuyện. Thời gian trực thăng chờ đợi xin xăng, nhưng không được tiếp
tế, cũng như sự vắng mặt lâu của Đại Tá Phương là có chủ ý và
mục đích. Sợ cho xăng trước, chúng tôi sẻ bay đi và để họ ở lại.
Chính trong khoảng thời gian bốn năm tiếng đồng hồ chúng tôi chờ đợi
sốt ruột đó, Đại Tá Phương đã về Saigon tìm vợ con, hiện đang tạm
trú tại nhà của người anh em đồng hao là một sỉ quan cao cấp Hải
Quân/ Căn Cứ Nhà Bè. Rồi hai gia đình và thân nhân trở lại Nhà Bè
cùng đi với chúng tôi. Nhờ có sự
liên hệ gia đình như thế nên chúng tôi mới được tiếp tế xăng đầy
đủ.
Trong lúc ngồi đợi, chúng tôi dự
định sẻ bay ra Côn Sơn vì hồi đêm có lệnh di tản gia đình không quân
ra đó. Nhưng may mắn thay trong lúc bay, hoa tiêu đã bắt được tần số
cứu nguy, biết được Hạm Đội 7 Hoa Kỳ đang đậu ngoài hải phận quốc
tế. Chỉ bay trong chốc lát, chúng tôi thấy mấy CH-46 của Thủy Quân
Lục Chiến Hoa Kỳ bay rất gần, có ý dẩn đường. Sau đó chúng tôi đáp
an toàn trên một hải thuyền Hoa Kỳ, danh hiệu Miller, vào lúc sẩm
tối. Vừa đáp xuống sàn tàu, cánh
quạt vẫn còn quay nhẹ, chúng tôi hành khách được lệnh xuống khỏi
trực thăng, lập tức tước bỏ vủ khí, xây mặt vào vách tàu để cho
mấy quân nhân Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ lục soát trong người, tìm
kiếm những vật sắt cứng bén nhọn như dao kéo có thể hại người.
Số phận Chinook lẻ ra bị đẩy ra
khỏi hải thuyền, chôn vùi dưới biển cả, như hầu hết những trực
thăng tỵ nạn khác, hầu dành bải đậu cho những trực thăng sắp đáp
sau này. Nhưng vì gia đình của các hoa tiêu trực thăng này đang kẹt
trong đất liền, nên họ đã lái Chinook trở lại Saigon kiếm vợ con.
Chúng tôi những hành khách vừa mới tới được đưa xuống hầm tàu. Tại
đây tôi gặp lại gia đình Trung Tá Vỉnh Quốc và rất đông đồng bào ta.
Sáng nay chúng tôi đã gặp nhau ở DAO. Vì suốt cả ngày này Hoa Kỳ đã
dùng trực thăng vận chuyển hết số hành khách còn lại ở DAO. Tàu
Miller chỉ là nơi dừng chân tạm, sau đó mọi người được chở bằng ca
nô nhỏ chuyển tới các thuyền khác lớn hơn. Và cũng kể từ đó chúng
tôi lạc nhau.
Phần gia đình chúng tôi lưu trú
trên một Mẩu Hạm hai tuần lễ. Ban đầu sinh hoạt dể chịu vì số người
ít. Đến khi tàu tiếp nhận trên sáu ngàn người thì đời sống bắt đầu
khó khăn. Chúng tôi ở dưới gầm tàu
rất chật chội, khi ngủ chỉ tựa lưng nhau, chứ không có đủ chỗ để nằm xuống. Ban ngày người ta thường
trèo cầu thang đựng phắt lên trên boong tàu để thở không khí trong
lành và cho giản gân cốt.
Thời gian lênh đênh trên mặt biển
này, tôi đã mục kích nhiều cảnh cứu người thương tâm. Có nhiều gia
đình dùng ghe thuyền nhỏ vượt biển, sau bao nổi gian truân, khi gặp
được tàu lớn, mừng rở tưởng chừng như chết đi sống lại, nhưng chỉ
một nửa gia đình được cứu vớt, còn nửa kia bị chết chìm, hoặc trôi
giạt đến các thuyền khác.
Vì khi cứu vớt người, hai tàu vẫn
di dộng; tàu lớn thả lưới vải xuống cho tàu nhỏ chuyển người vào
lưới rồi kéo lên. Có nhiều bà mẹ phần hoảng hốt phần ôm con, nên
sẩy tay, cả mẹ lẩn con chết chìm dưới biển. Hoặc những kẻ già yếu
hay con nít tay chân lật bật, bám níu không chặt cũng làm mồi cho cá.
Cảnh tượng đau thương diển ra trước mắt, những ai đã từng chứng kiến
cũng đều rơi lệ, nhưng tàu không dừng lại để cứu những người bất
hạnh này vì còn không biết bao nhiêu người khác đang cần sự cứu vớt
cấp bách.
Điều làm tôi đau xót nữa là khi
biết được tin tức của một trong hai anh hoa tiêu trực thăng quay trở
về Saigon đã tìm được gia đình, nhưng
rồi không đi được. Vì trực thăng không đươc tiếp tế xăng, nên đã rơi
ở quảng đường từ Saigon đến Nhà Bè, trên đường trở lại Hạm Đội 7.
Bà mẹ của người hoa tiêu này bị thương tích nặng.Những kẻ may mắn
thoát nạn đã dùng phương tiện khác ra khơi và găp lại tôi ở dưới
tàu, kể lại chuyện này. Không biết số phận và gia đình của anh hoa
tiêu này bây giờ ra sao?.
xxx
Hơn mười năm sau tôi mới rỏ. Một
hôm Đại Tá Đặng Văn Phước(Bếp Phước), nguyên Chỉ Huy Trưởng Không
Đoàn Trực Thăng/Sư Đoàn 1 Không Quân, điện thoại từ Los Angeles cho
tôi hay, chính Đại Tá Phước và Đại Tá Lê Cảnh Di, nguyên Tham Mưu
Trưởng Sư đoàn 1 Không Quân là hai hoa tiêu của chuyến bay định mệnhngày
29 tháng 4 năm 1975, bay từ Tân Sơn Nhứt ra Cát Lái. Đến đây Chinook
hư hệ thống thủy điều, nên Đại Tá Phước và Đại Tá Di đã nhảy sang
các trực thăng nhỏ và bay đi. Hai người hoa tiêu kế tiếp, trước kia
là hành khách, nay trở thành đoàn viên chính từ đoạn đường Cát Lái,
Nhà Bè, Hạm Đội 7 Hoa Kỳ. Vì có dự định trước nên họ cất giấu bình
điện. Thời gian đi lấy bình điện và ráp vào, cọng thêm thời gian thử
máy hơi lâu vì phi cơ vừa kiểm kỳ, chưa bay thử. Nhờ vậy chúng tôi
mới có cơ hội bắt kịp.
Vấn đề ăn uống dưới tàu rất đạm
bạc, không phải vì thiếu thực phẩm mà vì phương tiện nấu ăn trên
tàu hạn hẹp. Các bếp nấu cơm liên tục 24 giờ/24 giờ cũng chỉ đủ
cấp phát cho mỗi người một thìa cơm trong vòng 36 tiếng đồng hồ. Bởi
vậy con nít bị đói, khóc la rất tội nghiệp. Có nhiều bà mẹ nhịn phần
cho con đến nổi phải xỉu, cần cấp cứu. Có một hôm mỗi người được
cấp phát môt quả cam. Tôi đói quá ăn luôn cả vỏ, cảm thấy rất
ngon. Vấn đề vệ sinh quá trở ngại. Những chòi vệ sinh lộ thiên tạm
thời đặt quanh boong tàu, khi sử dụng rất bất tiện. Có lẻ vì vậy mà
vấn đề ăn uống hạn chế.
Sau đó chúng tôi được đưa lên Subic
Bay, là Căn Cứ Hải Quân Hoa Kỳ hồi đó ở lảnh thổ Phi Luật Tân. Sau
thời gian lênh đênh trên mặt biển nhọc mệt, giờ đây thấy đất liền
ai cũng hân hoan, tranh nhau bước lên bờ. Tôi chưa kịp mừng đã bắt
đầu lo khi nghe tiếng loa thông báo, Tổng thống Phi Luật Tân chỉ chấp
nhận cho nhập cảnh các tỵ nạn dân sự mà thôi. Những quân nhân nào
muốn lên bờ phải cởi bỏ quân phục. Phần tôi chỉ mặc áo bay liền
quần, cởi ra chỉ còn quần xà lỏn và áo thun lót, thật xấu hỗ nhưng
không làm khác được. Khi đi ngang qua tiếng loa vừa báo, ai cũng nhận
ra là ông Âu Ngọc Hồ, cựu Tổng Trưởng Kinh Tế Tài Chánh của VNCH.
Khi sắp hàng để làm thủ tục giấy
tờ vì quá đông, người ta sắp hàng zíc zắc như hình rắn đang bò ngang,
tôi gặp được chú em nuôi cùng với gia đình đang ở hàng ngang phía
trước. Tôi rất mừng, vội hỏi xin chú một bộ áo quần mặc tạm. Chú
rất sẳn lòng, vừa để vali xuống chưa kịp mở ra, đã bị làn sóng người
ở đằng sau lấn tới và dẩm lên, rồi mất dạng. Bởi vậy thời gian ở
đây một tuần lễ, tôi chỉ mặc độc nhứt một bộ đồ lót trong người,
nên ngày nào tôi cũng tắm ở vòi nước lộ thiên vào buổi trưa, rồi
phơi nắng cho khô ráo áo quần ướt đang mặc trong người.
Ở Subic Bay ăn uống rất đầy đủ,
bù lại những ngày cam khỗ ở dưới tàu. Ngay khi vừa mới lên bờ, sắp
hàng làm thủ tục, đã có người đứng hai bên giao thức ăn tận tay. Nhà
ăn mở cửa liên tục từ sáng cho tới nửa đêm. Chúng tôi trú dưới
mấy tấm tent, tuy nhằm mùa nắng, nhưng nhờ gần bờ biển khí hậu mát
mẻ, đêm nằm ngủ phải đắp chăn. Mặc dầu sống tại Subic Bay rất dể
chịu, nhưng ai cũng hiểu đây là trạm dừng chân tạm thời, nên tranh
nhau sắp hàng để được chuyển đi nơi khác, chóng vào đất Mỷ.
Gia đình chị tôi kể cả tôi là 5
người, ngày nào ngoài giờ cơm ra, tôi sắp hàng mong được làm thủ
tục chuyển trại vì cho tới giờ phút này tôi vẫn chưa biết gia đình
tôi đang phiêu bạt nơi đâu. Mãi một tuần lễ sau chúng tôi mới được
C-130 chở tới Guam.
xxx
Việc đầu tiên khi đến đây là đi
tìm gia đình vợ con tôi, để cho hai gia đình cùng đoàn tụ. Thật khó
khăn vì số người quá đông trên sáu chục ngàn người, ở trong một
rừng chòi vải dựng san sát nhau trên ngọn đồi Orotes vừa mới khai
phá. Rủi cho tôi là ngày đầu tôi tìm kiếm không đúng chỗ, tôi đã sục
sạo hằng trăm lều vải, nhưng cũng chỉ gặp toàn người lạ. Qua ngày
thứ hai trên đường đến văn phòng trại để nhắn tin tìm gia đình, may
mắn thay giữa đường tôi gặp được mấy đứa con tôi đang đi sắp hàng
ăn cơm. Nổi mừng nói sao cho xiết. Các con tôi cho hay nhà tôi đang ở
nhà thương Hải Quân Hoa Kỳ ngoài phố Guam, săn sóc cho hai con gái
nhỏ chúng tôi bị ốm.
Giờ đây gia đình đã doàn tụ, nhưng
niềm vui đối với tôi vẫn chưa trọn vẹn, vì con gái đầu của chúng
tôi đang còn kẹt lại tại quê nhà.
Trong lúc tình hình đất nước rất nguy ngập, rơi vào tay cọng sản
đến nơi, mà gia đình tôi vẫn chưa được cấp chỗ phi cơ để di tản, tôi rất
tuyệt vọng và nghỉ rằng, trong số các con cái đứa nào có thể thoát
ra ngoài được thì nên cho đi trước. Bởi vậy khi được thông báo, vị
hôn phu của con gái chúng tôi từ Pháp sang Saigon ngay, vì nó đã từng
đến Việt Nam ba lần trước thăm chúng tôi. Chúng nó ra phố Saigon xin
lập giấy tờ để xuất cảnh suốt mấy ngày liền, chiều nào cũng trở
về trong Căn Cứ Không Quân, nơi gia đình chúng tôi đang tạm trú.
Chiều ngày 28 tháng 4 năm À1975, Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt bị
dội bom nên thiết quân luật như đã nói ở phần trên, vì thế nên
chúng nó bị kẹt lại ở ngoài phố Saigon. Rạng ngày hôm sau, lúc 4
giờ sáng căn cứ lại bị pháo kích dử dội. Tản sáng trước khi sang DAO
để kiếm gia đình tôi vì không biết đã đi được hay chưa, tôi định ra
Saigon kiếm tìm hai chúng nó, nhưng nghỉ lại, biết chúng nó ở đâu. Hơn
nữa tôi còn có trách nhiệm đối với gia đình tôi và gia đình bà chị
nữa. Lại thêm vị hôn phu của con gái chúng tôi là người Pháp, điều
này làm tôi có phần vững tâm, nên quyết định không ra Saigon nữa.
Nay tôi cảm thấy lo âu, không biết hoàn cảnh của hai đứa chúng nó
ra sao. Càng thương con bao nhiêu càng cảm thấy có lỗi đối với con
bấy nhiêu.
Những ngày tháng kế tiếp tôi hết
sức buồn chán. Lại thêm áo quần chỉ có độc nhứt một bộ đồ lót
trong người, tôi rất xấu hỗ mỗi khi phải xếp hàng để ăn cơm, nếu
không thì đói. Bởi vậy tôi thường một mình đến ăn tại những nhà ăn
xa, không ai biết mặt. Một hôm tôi đang đứng trong hàng, cúi gầm cố
dấu mặt vì tôi thấy có người quen ở hàng bên cạnh, bổng tôi giựt
mình vì có bàn tay ai đang để trên vai, tôi quay lại và vô cùng sững
sốt khi chạm mặt Đại Tá Đỗ Văn Ri. Chưa kịp chào hỏi, Đại Tá Ri
liền mở lời : Xin lỗi đại ca, gia đình đại ca không đi được, không
phải tại em, mà do cấp trên HOLD lại (Nguyên văn). Khi đi ăn cơm, gia
đình nào cũng sắp hàng chung với nhau, cha mẹ, con cái, ông bà và
thân nhân. Nay thấy tôi một mình đứng trong hàng, Đại Tá Ri nghỉ rằng
gia đình tôi bị kẹt lại, nên mới an ủi tôi như vậy. Điều này rất
đúng vì cho tới ngày cuối mất nước, Đại Tá Ri chưa đưa danh sách gia
đình tôi xuống cho Trạm Hàng Không Quân Sự, thì làm sao gia đình tôi
đi được. Còn cú điện thoại của ân nhân vô danh báo cho tôi và Đại Úy
Lê Đại Hiền giúp gia đình tôi làm sao Đại Tá Ri biết được.
Tôi đang đau buồn về trường hợp con
gái chúng tôi bị kẹt lại, vì không được Văn Phòng Bộ Tư Lệnh Không
Quân cấp chỗ máy bay cho đi; nay Chánh Văn Phòng là Đại Tá Ri, người
chủ động đã xác nhận, mới nói lên những lời như thế, lẻ ra tôi
giận sôi gan mới phải. Nhưng nghỉ lại dầu sao gia đình tôi cũng đến
được bờ tự do tuy không trọn vẹn. Hơn nữa, trải qua hai tuần lễ sống
trên tàu thủy, tôi đã chứng kiến không biết bao cảnh thương tâm,
nên tôi ôn tồn đáp : Thôi cho chuyện đó qua đi. Chắc rằng lúc đó
Đại Tá Ri sẻ rất ngạc nhiên về thái độ khoan dung và câu trả lời
ôn hoà của tôi, trái hẳn với thái độ hung hản của một số quân
nhân lạc vợ mất con, đi tìm những kẻ có trách nhiệm để hành hung.
Chuyện này cũng đã từng xảy ra khi tôi ở trên tàu thủy. Chúng tôi
nói chuyện qua loa vì tâm trạng ai lúc này cũng ngổn ngang trăm bề.
Ở Guam, lều vải gia đình chúng tôi
nằm cạnh lều vải của mấy người Trung Hoa, trong đó có một gia đình
gồm bốn người, hai vợ chồng và hai người con. Tôi làm quen, hỏi
chuyện, họ cho biết đã mua bốn vé máy bay của mấy ông không quân ở
Tân Sơn Nhứt, bằng sáu chục (60) lượng vàng. Tôi không tin, hỏi đi
hỏi lại, họ thề thốt có Trời chứng giám. Nghe vậy tôi choáng váng
mặt mày, không dám gạn hỏi nữa vì không muốn nghe những lời thề
thốt. Tôi tính nhẩm trong đầu, danh sách gia đình tôi trên mười người,
đáng giá bao nhiêu?.
Gia đình tôi ở trại tỵ nạn Guam
đúng một tháng, sau đó chuyển tới trại tỵ nạn Indian Town Gap,
Harrisburg, Pennsylvania, đây là trại tỵ nạn thứ tư, lập sau cùng. Vì
lúc đó ba trại tỵ nạn ở California, ở Arkansas và ở Florida đã đầy
người. Đến Indian Town Gap, tôi có duyên gặp lại Đại Tá Ri lang thang
một mình, vì vợ con ở tại trại tỵ nạn khác, nên chưa được đoàn tụ.
xxx
Tôi kể chuyện này để cho con cháu
sau này tìm hiểu. Bởi vậy tôi đã nêu danh tánh nhiều người, hầu hết
đều còn tại thế, để làm chứng nhân, chứ tôi không có ý chỉ trích
hay lên án một ai, vì tôi cũng hiểu, nhơn vô thập toàn. Lại nữa
chuyện xảy ra đã lâu và chúng ta, những người trong cuộc, tuổi đời
ai cũng chồng chất, sắp ra đi vỉnh viển cả rồi, oán trách làm chi.
Người nào lầm lỗi thì lương tâm họ không được bằng an, và chỉ có
Trời mới luận xét chúng ta mà thôi. Tôi tin mảnh liệt về sự ở
hiền gặp lành. Bằng chứng hiển nhiên nhứt là biến cố đất nước
cách nay hai mươi lăm năm đã thức tỉnh rất nhiêu người thay đổi nội
tâm. Mặc dầu trải qua không biết bao nhiêu trở ngại và gian khỗ,
cuối cùng gia đình tôi cũng đến được đất tự do, nhờ các bạn bè
giúp đỡ và Ơn Trên phù hộ,qua các sự việc xét bề ngoài có vẻ
thông thường nhưng rất quan trọng. Thứ nhứt, cú điện thoại của ân
nhân vô danh vào sáng 28 tháng 4 năm 1975, nếu trể một ngày thì gia
đình tôi đã bị kẹt lại. Thứ hai, nhờ tối đó tôi đến Bộ Chỉ Huy Sư
Đoàn 5 xin cho gia đình bà chị tôi di tản, mới khám phá ra xe hết
xăng. Nếu nằm nhà, sáng mai lái xe đi, xe sẻ chết dọc đường, tức
nhiên tôi và gia đình bà chị sẻ không thoát được. Thứ ba, thay vì đi
ngay ra đường chính, tôi lại lái xe đi vòng chữ U, chậm lại, nên mới
gặp phái đoàn Bộ Tư Lệnh Không Quân từ trong cổng đi ra. Nếu không
gặp phái đoàn này thì tôi cũng không biết đi bằng cách nào. Tại sao
ba sự việc lại xảy ra cho gia đình tôi một cách trùng hợp về địa
điểm và thời khắc như thế? Không thể giải thích được. Chỉ có thể
hiểu đây là sự phù hộ của Ơn Trên.
Hai mươi lăm năm nay tôi đã hỏi han
tìm kiếm ân nhân đã gọi điện thoại báo tin cho tôi vào sáng ngày 28
tháng 4 năm 1975, nhưng không ai chịu nhận vì thi ân không cần đền
báo. Cũng như cho tới nay tôi vẫn chưa biết quí danh của hai hoa tiêu
trực thăng đã đưa chúng tôi từ Cát Lái, Nhà Bè đến Hạm Đội 7 Hoa
Kỳ. Xin các anh nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tôi. Và nếu như
ngẩu nhiên các anh đọc bài này, xin các anh vui lòng liên lạc cho
tôi thỏa lòng mong ước.
Tháng 4 năm 2000.
MẸ