PHI VỤ GIÁN ĐIỆP

Tarin65

Nhân vụ chiếc P-3 Orion của US NAVY bị hạ cánh ép buộc xuống Hải Nam vì lỡ đụng phải một chiếc khu trục của Trung Cộng muốn tìm cách bắt chiếc P-3 phải đáp xuống sân bay ở Hải Nam, chúng tôi muốn nêu lên trong quá khứ cũng có nhiều trường hợp đấu đá với nhau trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Tìm tin tức quân sự là một nhu cầu chiến lược. Khi hai nước có giao hảo tốt đẹp với nhau, như Mỹ với Anh chẳng hạn, thì mọi nhu cầu thông tin đều được trao đỗi với nhau. Còn khi mà người ta đã lỡ xếp mình vào đầu danh sách phải theo dõi sát rồi, thì làm sao tránh được những cặp mắt cú vọ luôn luôn tìm sơ hở, hay bất cứ biến chuyển gì trong nội bộ cũng ghi nhận cho đầy đủ chi tiết. Nếu thật mà nay Trung Quốc đã trở thành kẻ thù số 1 của Mỹ, (chuyện đó cũng thấy khó hiểu, vì Mỹ đâu hề nói như vậy bao giờ?!) ta chỉ nói "nếu như" thôi, thì cái gì của Trung Quốc mà Mỹ muốn biết lại chưa được biết, nhất là về mặt quân sự. Không phải Trung Quốc đã nhiều lần bảo Mỹ chấm dứt các chuyến bay vệ tinh trên đầu Trung Hoa sao? Và Trung Cộng đã "dọa sẽ bắn rơi vệ tinh của Mỹ. Chắc ông đại sứ Mỹ ở Trung Quốc đã trả lời "as you please", vì những món đồ chơi đó chúng tôi còn nhiều, bắn rớt cái nầy, chúng tôi còn cái khác; vả lại có bắn được hay không rồi hẳn nói. Còn việc làm của một chiếc P-3 là công việc có tính cách cục bộ, nhỏ nhặt của Hải Quân, như các thuyền bè lại gần hạm đội Mỹ gồm có những gì, có nên để họ lại gần hay không, vì ngoài vấn đề kẻ thù ra mặt còn có kẻ thù núp bóng (vì khủng bố là hành động của tiểu nhân=kẻ yếu). Biết đâu chừng, công việc làm Patrol của Hải Quân Mỹ là để giúp đỡ một "biệt tài" nào khác mà Mỹ đang o bế. Chứ nói chiếc P-3 làm phi vụ gián điệp thì thật khôi hài, vì nó sẽ ghi nhận những gì có lợi cho tình báo Mỹ, dù là tình báo chiến thuật? Hay là Trung Cộng chỉ muốn tỏ ra rằng mình là một cường quốc quân sự, đừng giởn chơi mà chọc tức. Hay là guồng máy quân sự Trung Cộngõ chỉ là "lăng ba vi bộ", tiền hậu bất nhất, lệnh vua thua lệ làng, là những gì mà ta sợ nhất ở một nước có tiềm lực chiến tranh mà không có khả năng quản lý nghiêm ngặt, người dưới làm, ngưới trên không biết, không có đườùng lối chính sách rõ rệt, không có tiêu lệnh rõ rệt (SOP). Khi tôi đang viết bài nầy thì trên đài ABC TV, người ta loan tin, nhà nước Mỹ khuyến cáo những người Mỹ du lịch ở Trung Quốc không nên có lời lẽ chỉ trích chính quyền Trung Quốc, vì làm như vậy có thể bị bắt giũ, nhất là người Mỹ gốc Hoa. Đó cũng là một chỉ dấu cho thấy Trung Cộng gần đây rất nhạy cảm trước những vấn đề giao hảo Mỹ Trung. Chúng tôi không muốn làm thầy bói về thời sự, vì chúng tôi chỉ muốn giáo đầu cho tình hình giao hảo hai nước là cơ sở lý luận một phi vụ, hay một hải vụ, có phải là một hành động gián điệp hay không? Và trong quá khứ, phi vụ nào là phi vụ gián điệp.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Khối Cộng và các nước tự do, lúc mà chưa có phương tiện vệ tinh, hay vệ tinh tuy đã có nhưng chưa đủ khả năng tìm những tin tức chi tiết hơn, thì những phi vụ gián điệp đã đựơc thực hiện bằng các loại máy bay đặc biệt chế tạo cho nhiệm vụ nầy. Đó là chiếc U-2 và chiếc SR-71. Chúng tôi chỉ viết những gì chúng tôi biết qua báo chí, của Pháp và của Mỹ, là những bài viết của phóng viên báo chí, không có gì là mật cả. Có điều, có người đọc không để ý lắm, hoặc giả không để ý đọc nên đã không biết, cũng là việc thường tình.


Phi cơ SR-71

Về chiếc U-2 thì nhiều người biết và có thể trông thấy, thậm chí có thể chụp hình chiếc máy bay, nhưng tuyệt đối, bạn không thể chụp hình được người lái máy bay đó. Các bạn nên biết là huấn luyện một số pilote hiếm hoi để tin tưởng họ làm công việc nguy hiểm đó mà không ngại bị bắt là tội gián điệp, không thể cho địch biết để gày người mua chuộc, thủ tiêu, làm agent double,vv…Khi lên máy bay thì họ đi từ cửa một phòng lạnh, với đầy đủ trang bị đi bay, nghĩa là đã có óng dưỡng khí gắn vào mặt. Khi xuống máy bay, người ta cũng đưa thẳng người lái từ phòng lái vào phòng lạnh chở trên xe thùng chạy thẳng ra sân bay sát cạnh máy bay. Những thứ ghi nhận dữ kiện cần thiết của chuyến bay được cẩn thận lấy xuống ngay và được bảo vệ đến phòng chuyên biệt để khai thác, có người võ trang hộ tống chuyên viên, và chuyên viên phụ trách lại được một tổ chức khác chứng kiến khách quan. Những người làm việc của mình, không biết việïc của ngườùi khác. Tóm lại, nhìn xem có vẻ bí mật lắm. Vật thì ta có thể biết đang ở đâu, sân bay nào, hangar nào, nhưng người thì ta vô phường biết, tên gì, mặt mũi ra sao, từ đâu đến. Trước khi phi vụ được thi hành, có nhiều người từ nơi khác đến nơi đang có phi cơ , nhưng ai sẽ bay phi vụ đó, chính các pilote cũng không biết, và họ cũng chẳng biết nhau.


Phi cơ U-2

Máy bay U-2 có nhiều đặc điểm chuyên biệt của một phi vụ không thám cao độ cao:60,000 bộ. Máy bay bay rất chậm, nghĩa là loại subsonic, nhưng có khả năng bay lên cao độ nhanh nhờ hai cánh nhỏ như cánh tàu lượn (planeur) và đầu cánh nhọn (chiếu ngang của cánh rất to). Điều đó cho thấy cao độ trần(ceiling) của phi cơ rất cao, nhờ bộ cánh nầy. Vì cánh quá dẹp, mỏng tanh, nên không thể để bất cứ thứ gì trong đó, cho nên bánh đáp chỉ để dưới bụng và thuộc loại xếp hàng dọc (monorail). Vì hai cánh quá dài nên khi chưa có sức nâng, hai đầu cánh cụp xuống và sẽ đụng đất khi bị dằn nhẹ, nên phải có hai cây chỏi ở hai đầu cánh và do hai xe chạy theo máy bay khi cất cánh để thu hồi hai cây chỏi khi phi cơ có đủ sức nâng. Khi đáp xuống, cũng có hai xe chạy theo để cấm hai cây chỏi vào trước khi cánh xệ xuống dần. Phòng lái cũng chế biến khác thường vì chỉ có phòng lái mới có nén khí (pressurised) cho phi công có thể sinh hoạt bình thường ở cao độ 60,000 bộ (Stratosphere). Và khi cần thoát hiểm thì cả phòng lái sẽ xuống dù, và người lái cứ ngồi yên trong đó, không có vấn đề eject, vì ra ngoài không gian khí loãng và lạnh cực độ, không thể để phi công mạo hiểm. Tất cả vấn đề khung phòng đều được nghiên cứu để bay thật cao.

Muốn lên đến cao độ đó, thì động cơ phải thuộc loại chạy nhiên liệu không cần oxy bên ngoài, vì sẽ không thực hiện đủ sức nén oxy để bảo đảm công suất tốt. Vì thế, người ta dùng rocket, chứ không phải động cơ phản lực thường để bay cao.

Tại sao người ta phải nghĩ đến một loại máy bay như vậy để thám sát trên vùng của Liên Sô củ. Vì Liên Sô có hỏa tiển địa không SAM-2, có khả năng bắn hạ máy bay đến 40,000 bộ. Vì MIG-21 thời đó hay khu trục cơ nào khác cũng chỉ bay tới cao độ 40,000 bộ mà thôi, nếu sử dụng động cơ phản lực thường. Nói cách khác, chỉ cần phối trí xuất phát ở một nơi gần khu vực cần thám sát, bay lên cao độ an toàn trước rồi tiến tới vùng mục tiêu, xong trở về đáp ngay.

Qua nhiều lần theo dỏi các chuyến bay của U-2, Liên Sô rất bực tức và tìm cách đối phó. Họ nhận thấy rằng U-2 hay lợi dụng các đường bay quốc tế, ẩn náo theo các chuyến bay hàng không dân sự rồi bất chợt đi thẳng vào không phận của họ làm trở tay không kịp. Họ không thể dời các đường bay quốc tế ra xa ADIZ của họ mãi (Air Defense Identification Zone), vì tổ chức hàng không quốc tế mà bộ chỉ huy đặt tại Canada phải giúp đỡ dàn xếp với các nước để rút ngắn các đường bay quốc tế hầu giảm tiêu thụ nhiên liệu. Do đó, Liên Sô mới nãy ra ý kiến dụ địch xâm nhập không phận ở điều kiện chúng có thể bắn hạ trước khi người lái ý thức được rằng mình đã bị hố.

Liên Sô đã nghiên cứu các đường bay nào mà từ Thổ Nhỉ Kỳ, đi về hướng Tây mà chỉ thẳng vào không phận Liên Sô. Ngay chỗ gốc mà các phi cơ hàng không dân sự phải đỗi hướng để tiếp tục hành trình theo một cạnh khác. Ngay chỗ đó, họ nghiên cứu để một beacon khác trong hướng bay củ, cấm một beacon cùng tín hiệu nhưng mạnh hơn gấp ba lần. Do đó, giả sử ta muốn bay từ điểm A tới điểm C đi ngang qua điểm B, thì con đường mà Liên Sô gày bẫy là U-2 sẽ đi từ A đến B’ có công suất 15 kw chẳng hạn (thay vì từ A đến B có công suất 5 kw thì đã chuyển hướng), hoa tiêu sẽ chờ cho đến B để chuyển hướng, không ngờ đã qua khỏi B rồi mà vẫn tiếp tục bay thẳng đến B’ vì sức hút quá mạnh của đài beacon B’. Do đó, nếu hoa tiêu chỉ tin tưởng nơi phi cụ mà bay,- nhất là ở cao độ thường bay là 40,000 bộ thì nhìn xuống đất, dù có thuộc lòng đường đất đi nữa, không thế nào xác định được chính xác dưới đất là đâu(khó xác định được real vertical)- thì đương nhiên lọt vào không phận cấm bay mà chưa kịp lên cao độ an toàn (60,000 bộ). Khi đó, Liên Sô có thể bắn rơi U-2 ở cao độ dưới 60,000 bộ, làm cho hoa tiêu phải thoát hiểm bằng cách thả phòng lái của mình để nhảy dù. Hoa tiêu đã bị bắt sống và giam giữ nhiều năm. Sau đó, hoa tiêu U-2 đã được trao đỗi với một gián điệp Liên Sô bị Mỹ bắt giữ.

Vào khoảng đầu thập niên 80, có vụ Liên Sô hạ một máy bay Boeing 747 của Hàng Không dân sự Đại Hàn (South Korea). Khi đó tôi còn trong tù, được đọc báo củõa Liên Sô (Les Temps Nouveaux=Thời Đại Mới), họ kể lại trên trục bay đó, máy bay thám thính của Mỹ đã nhiều lần vi phạm không phận Liên Sô, nhưng chưa khi nào intercept kịp thời. Nghe tin như vậy, tôi liên tưởng đến vụ việc Liên Sô gày bẫy Mỹ như thế nào ở Trung Đông. Nhưng tại sao không hạ được máy bay thám thính Mỹ? Có lẽ vì nơi đó quá xa các yếu điểm của Liên Sô, như các vị trí phi trường phòng không, các vị trí SAM-2, nên vũ khí phòng không thích hợp còn thiếu thốn. Và tại sao nhiều lần lên không cản đều quá trễ. Chỉ có một giả thuyết là Mỹ đã dùng AWACS(Aircraft Warning Airborne Control System) , là một loại máy bay cở Boeing 707 (C-135), có trang bị radar trên lưng, và có chuyên viên Weapons Controler đi theo như các kỳ oanh tạc Bắc Việt họ từng sử dụng để làm Bộ Chỉ Huy Hành Quân Trên Không (Airborne Command Post). Chỉ có như vậy, khi có khu-trụõc cơ lên nghênh cản thì AWACS thấy ngay và tìm đường thoát ra an toàn nhất. Đã nhiều lần, phi cơ nghênh cản của Liên Sô lên mà luôn luôn bị trễ , và có thể khi AWACS vừa ra khỏi không phận ADIZ của Liên Sô thì đã được khu trục cơ của Mỹ chực sẵn đó để counter air, bảo vệ AWACS. Theo tờ báo kể lại thì, lúc đó vào khoảng 6 giờ sáng, mặt trời đã ló dạng, nên hoa tiêu nghênh cản của Liên Sô đã thấy máy bay Mỹ, trên lưng có mang radar, chứ không phải là phi cơ dân sự. Đó là một lỗi lầm lớn của hoa tiêu. Đáng lý ra, trong điều kiện DefCon bình thường (Defense Condition là tình huống khẩn trương trong chiến tranh), hai nước Mỹ và Liên Sô chưa tuyên chiến, dù có ghét nhau cách mấy, giống như Mỹ và Trung Quốc hiện nay, cũng không nên hành động nổ súng quá đáng, nhất là khi đó, phi cơ Đại Hàn đã ra khỏi không phận ADIZ của Liên Sô. Hoa tiêu nghênh cản không được tự ý quyết định, mà phải có positive visual contact, sau đó báo cáo chờ lệnh. Trong trường hợp họ bắn hạ phi cơ dân sự mà cứ tưởng là AWACS vì từ khoảng cách bắn hỏa tiển không /không (air-to-air missile)bình thường là 6 miles, thì họ không thế nào biết chắc mục tiêu là gì, dù nói rằng trời đã sáng rồi. Từ 6 miles, ta chỉ thấy khi nhìn ngang một Boeing 747 cũng có gù trên lưng giống như AWACS là Boeing 707 có radar trên lưng. Đó là một bài học cho ta thấy rằng hệ thống chiến tranh của Liên Sô lúc ấy rất bén nhạy, nhưng không hoàn chỉnh. Bén nhạy là vì giới quân sự của Liên Sô rất hiếu chiến. Không hoàn chỉnh vì một sơ sót về quân sự như vậy có thể đưa đến chiến tranh, mà chính cấp chỉ huy tối cao của Liên Sô không mấy quan tâm. Nếu sơ xuất là phóng nhầm hỏa tiển liên lục địa thì sao(ICBM)? Bài học đó, chắc chắn Mỹ đã rút tỉa được.

Đó là những gì tôi hiểu về hành quân gián điệp. Sau nầy, người ta không còn dùng U-2 để tìm tin tức , vì các vệ tinh đã cho rất đầy đủ dũ kiện chiến lược. Trung Cộng đã từng tuyên bố sẽ bắn rớt vệ tinh Mỹ, hãy chờ xem. Còn về phi vụ chiến thuật thì người ta thường thay thế phi cơ thám sát không ảnh hay điện tử bằng phi cơ không người lái, chẳng những chạy bằng nhiên liệu thường mà còn chạy bằng nhiên liệu mặt trời, bay vòng quanh trái đất cũng được, vì được hướng dẫn bằn vệ tinh, thay vì bằng C-130 như trước đây tại Việt Nam.

Tarin65

____

Ghi chú:

-Muốn biết chi tiết về chiếc máy bay SR-71 Blackbird thì hãy vào website USAF Museum, có đầy đủ chi tiết

-Máy bay tuần thám ORION có hai loại: một loại dùng để săn tàu lặn thay thế chiếc P-2, và không trang bị radar để dò tìm trên không, trái lại có một loại khác có radar giống như chiếc EC-3 làm nhiệm vụ AWACS của USAF

-Khi tìm tài liệu về chiếc U-2, chúng tôi được biết Mỹ đã bán U-2 cho Đài Loan sử dụng, và đã ngưng hoạt động U-2 của họ từ năm 1990. Và sau đây là một vài hình ảnh của U-2 của Không Quân Đài Loan

Home Page